Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tư nhân không muốn đầu tư vào lĩnh vực xử lý nước thải

Các nhà máy xử lý nước thải hiện nay đều được đầu tư bằng nguồn ngân sách nhà nước- Ảnh: TL.

Hầu hết các nhà máy xử lý nước thải hiện nay đều được xây dựng bằng nguồn vốn của nhà nước mà không thu hút được tư nhân tham gia bởi chi phí lớn, bên cạnh đó những chính sách về lĩnh vực nước thải còn nhiều vướng mắc, khiến tư nhân không mặn mà đầu tư vào lĩnh vực này.

Đây là ý kiến của nhiều doanh nghiệp tại hội thảo về xử lý nước thải tại các đô thị lớn tổ chức ngày 9-11 tại TPHCM. Ông Nguyễn Tôn, Chủ tịch Hội cấp thoát nước Việt Nam cho biết, đến nay khu vực tư nhân đã tham gia cung ứng vào nhiều lĩnh vực dịch vụ vệ sinh môi trường với nhiều mức độ khác nhau như thu gom rác thải, hoạt động tư vấn, thiết kế... Bằng chứng là 40% lượng rác thải tại TPHCM được thu gom bởi các công ty tư nhân.

Việc các nhà đầu tư tư nhân tham gia ngày càng nhiều vào dịch vụ môi trường là một xu hướng tích cực, phù hợp yêu cầu xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp tư nhân, họ còn gặp nhiều khó khăn trong triển khai, ứng dụng vì nhiều lý do. Thứ nhất, năng lực tài chính của các doanh nghiệp tư nhân có hạn, họ không có đủ vốn để xây dựng một nhà máy xử lý nước thải. Thứ hai, nhà nước lại chưa có những chính sách cụ thể nhằm tạo điều kiện để các doanh nghiệp này phát triển.

Đơn cử như việc chưa có chính sách về giá trong việc xử lý nước thải, vì thế các doanh nghiệp vừa triển khai ứng dụng, vừa hoàn thiện nên chưa đủ cơ sở để thuyết phục các địa phương cho vay vốn để xây dựng nhà máy.

Ông Tôn cho rằng để thu hút công ty tư nhân tham gia vào lĩnh vực xử lý nước thải, nhà nước cần phải định ra giá nước thải dựa trên việc xử lý nước sau khi đã thải ra môi trường. Đồng thời, cần đẩy mạnh công tác thu phí nước thải sinh hoạt và công nghiệp đối với các hộ dân, đơn vị sản xuất kinh doanh để hạn chế lượng nước thải vào các kênh rạch, từ đó mới có vốn để tái đầu tư công nghệ nâng cao chất lượng nguồn nước sạch.

Theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ môi trường thuộc Sở Tài nguyên môi trường TPHCM, hiện nay, có đến 90% lượng nước thải trên địa bàn thành phố chưa qua xử lý thải ra môi trường đang làm nhiều dòng sông trong nội thành ở trong tình trạng ô nhiễm nặng.

Các kênh rạch đều bị ô nhiễm các chất hữu cơ, kim loại nặng. Nồng độ ôxy hòa tan (DO) đo được ở các trạm quan trắc cho thấy, nước ở các kênh này không đạt tiêu chuẩn cho phép đối với nước mặt loại B (mức tối thiểu để các sinh vật có thể sống được). Thậm chí các vị trí như Ông Buông, Hòa Bình, Ruột Ngựa, nồng độ DO = 0, vì vậy hầu hết các loại động vật thủy sinh, đặc biệt là cá, không thể sống được trong môi trường như vậy.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Doanh nghiệp cần chủ động góp ý xây dựng cơ chế chính sách
  • Dung Quất ký bán 4,7 triệu m3 xăng
  • Hapro tham gia bình ổn giá ở Hà Nội
  • Vietnam Airlines tăng chuyến phục vụ dịp tết
  • Xăng máy bay JET A1 được trao chứng nhận ISO
  • DHG: Vượt thử thách trong vinh quang
  • Vincom ứng dụng phần mềm quản lý BĐS hàng đầu thế giới
  • 5,1 triệu USD để làm sạch kho chứa dầu ngoài khơi
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao