Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vietnam Airlines: Vượt "bão" nhờ thị trường nội địa

 

Đón, trả khách tại sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Lã Anh

Từ đầu năm tới nay, "cơn bão" của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến cho ngành hàng không Việt Nam thực sự đứng trước những khó khăn thử thách.

 

Tổng thị trường khách chỉ tăng 2,7% so với 15-25% những năm gần đây, trong đó khách quốc tế giảm 6,5%. Hiệu quả kinh doanh của các hãng hàng không giảm mạnh do vắng khách trong khi phải tăng đầu tư cho tiếp thị, quảng cáo, giảm giá cước... Các hãng đều không đạt kế hoạch. Hãng Hàng không quốc gia (Vietnam Airlines - VNA), là đơn vị đầu tàu trong vận tải hàng không, dù rất nỗ lực cũng chỉ đạt 36,5% kế hoạch năm với lợi nhuận 28 tỷ đồng.

 

Tuy nhiên, trong tình cảnh khó khăn, thị trường nội địa của hàng không Việt Nam vẫn tăng khá ấn tượng với 14,9%, bộ máy sản xuất, kinh doanh có việc làm, thu nhập của CBCNV dẫu bị giảm nhưng vẫn ở mức khá... Đây là kết quả có được do việc quan tâm phát triển thị trường nội địa. Dăm năm trở lại đây, ngoài xây dựng, hiện đại hóa hai cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất, hầu như toàn mạng cảng hàng không, sân bay của Việt Nam đã được cải tạo, nâng cấp, nhiều sân bay mới được xây dựng đưa vào khai thác như Chu Lai, Cần Thơ, Cam Ranh, Đồng Hới... Đặc biệt, các sân bay ở vùng sâu, vùng xa như Buôn Mê Thuột, Đà Lạt... được nâng cấp, hiện đại hóa. Hiện nay, các máy bay tầm trung A 320, 321 có thể hạ cánh xuống các địa phương này vào ban đêm...

 

Tất cả đường bay đến các sân bay địa phương như từ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đến Điện Biên Phủ, Cát Bi, Vinh, Phú Bài, Chu Lai, Plâycu, Buôn Mê Thuột, Đà Lạt, Nha Trang, Đông Tác (Phú Yên), Côn Đảo, Quy Nhơn... đã được kiên trì khai thác dù ban đầu đều rất thưa khách và lỗ nặng kéo dài. Có những đường bay như Tân Sơn Nhất - Đông Tác trải qua hàng chục năm khai thác, hệ số sử dụng ghế vẫn không vượt qua con số 50%, nhưng VNA vẫn không bỏ cuộc. Đường bay Tân Sơn Nhất - Cà Mau, Côn Đảo cả thời gian dài VNA phải bay taxi "nuôi" bằng máy bay AN 38 (25 chỗ) để đến nay trở thành những tuyến hàng không nhộn nhịp với các chuyến bay thường nhật bằng máy bay ATR 72 (70 chỗ). Đường bay Hà Nội - Điện Biên Phủ những năm 1994-1995 chỉ có 1-2 chuyến bay/tuần với giá vé 150.000 - 200.000 đồng vẫn vắng khách, nay mỗi ngày khai thác 1-2 chuyến ATR 72...

 

(Theo Nguyễn Đình Ấm/HNM)

  • "Đại gia" xe hơi General Motors lại tăng tốc
  • DHL mở Trung tâm khai thác hiện đại nhất Hà Nội
  • Vietnam Airlines thử nghiệm hệ thống làm thủ tục trực tuyến
  • SVĐV 2009 : Đã chọn ra 200 thương hiệu tiêu biểu hàng đầu Việt Nam
  • Google tiếp tục cho đối thủ “ngửi khói”
  • Tài chính dầu khí bắt tay tài chính cao su
  • 65% doanh nghiệp phần mềm có vốn dưới 8 tỷ đồng
  • Lợi nhuận của Kia Motors tăng gấp bốn lần
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao