Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vinapco bối rối trước hai sức ép

Những diễn biến xung quanh việc Công ty Xăng dầu Hàng không (Vinapco) xin ngừng cấp nhiên liệu cho Hãng hàng không Đông Dương (ICA) đang thu hút sự chú ý của dư luận bởi đây là vụ tranh chấp thương mại được cho là có yếu tố độc quyền.

Từ chuyện giơ cao, đánh khẽ


Cuối cùng thì Vinapco cũng không dám mạnh tay ngừng cung cấp nhiên liệu cho ICA từ 0 giờ ngày 26/6 như đề nghị tại văn bản số 977/XDHK -TCKT ngày 22/6 gửi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong đó có Cục Quản lý cạnh tranh và Cục Hàng không Việt Nam (CHKVN).

Được biết, vào ngày 24/6, CHKVN đã có Công văn hỏa tốc số 2131/CHK -TC do ông Lưu Thanh Bình, Phó cục trưởng ký yêu cầu Vinapco tiếp tục cung cấp nhiên liệu cho các chuyến bay của ICA, tránh gây ảnh hưởng đến hành khách và dây chuyền hoạt động chung của ngành hàng không Việt Nam. Lệnh này có hiệu lực cho đến khi có ý kiến chỉ đạo của các cơ quan chức năng có thẩm quyền về vấn đề nợ tồn đọng giữa Vinapco và ICA.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, không cần phải đợi đến khi CHKVN yêu cầu, Vinapco cũng không dám “ngừng cung cấp nhiên liệu cho ICA” dù số nợ tiền mua nhiên liệu tính đến ngày 23/6 của ICA đã lên tới 11 tỷ đồng.

Nỗi ám ảnh về án kỷ luật và khoản phạt 3 tỷ đồng màø Vinapco phải gánh chịu sau khi cắt nhiên liệu bay trong vòng vài giờ cho Jetstar Pacific Airlines vào tháng 3/2008 vẫn còn quá lớn. Chính vì vậy, biện pháp cực chẳng đã nhằm buộc “con nợ ICA” phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thanh toán xét cho cùng cũng chỉ là biện pháp “giơ cao đánh khẽ” của Vinapco. Nhận định này là hoàn toàn có cơ sở, bởi trước khi có văn bản số 977/XDHK -TCKT, số lượng công văn đòi nợ ICA của Vinapco với thái độ mềm mỏng có, cứng rắn có đã dày tới cả tệp.

“Sau khi số nợ chậm thanh toán của ICA đã lên tới 11 tỷ đồng, Vinapco đã phải vận dụng điều 5, khoản 5.5 Hợp đồng kinh tế số 35/Vinapco - ICA, tiến hành thu tiền trước chuyến bay đối với ICA, nhưng đến nay, việc trả tiền tra nạp nhiên liệu trước chuyến bay cũng không được ICA thực hiện nghiêm túc”, ông Trần Hữu Phúc, Giám đốc Vinapco cho biết.

... Đến những hướng dẫn đánh đố

Điểm nổi cộm nhất trong quá trình xử lý vụ tranh chấp thương mại giữa Vinapco và ICA chính là những hướng dẫn mang tính “nước đôi”, “né tránh” của 2 cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành: CHKVN và Cục Quản lý cạnh tranh. Tại văn bản số 273/QLCR - HCT ngày 28/4/2009 của Cục Quản lý cạnh tranh, một mặt cơ quan nhà nước về chống độc quyền trong hoạt động kinh tế thừa nhận việc giải quyết công nợ giữa Vinapco và các khách hàng được thực hiện theo quy định của pháp luật và các điều khoản hợp đồng đã được ký kết.

Cục Quản lý cạnh tranh cũng khẳng định việc Vinapco áp dụng biện pháp thu tiền trước khi tra nạp là không trái với quy định hiện hành của pháp luật cạnh tranh về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, lạm dụng vị thế độc quyền trên thị trường. Tuy nhiên, câu hỏi quan trọng nhất mà Vinapco đặt ra cho Cục Quản lý cạnh tranh về việc nếu họ dừng cung cấp nhiên liệu cho ICA có vi phạm Luật Cạnh tranh hay không thì lại bị lảng tránh.

Văn bản hướng dẫn số 1369/CHK -TC của CHKVN thậm chí còn mang tính đánh đố doanh nghiệp hơn nữa. Theo đó, một mặt CHKVN đề nghị Vinapco chủ động có các biện pháp hợp lệ để quản lý và thu hồi công nợ nhằm bảo toàn vốn nhà nước, mặt khác lại yêu cầu Vinapco không được tự ý ngừng cung cấp nhiên liệu gây ảnh hướng đến hành khách và dây chuyền chung của cả ngành.

Cũng cần phải nói thêm rằng, ngày 23/6/2009, sau khi nắm được điểm yếu của Vinapco, ICA có văn bản số 0908/2009/ICA gửi Vinapco chấp thuận thanh toán tiền dầu hàng ngày dưới hình thức trả trước (khoảng 288 triệu đồng/ngày), nhưng lại ép đơn vị cung ứng khoanh nợ số tiền 11 tỷ đồng với lời hẹn trả dần sau khi hãng tái cơ cấu vốn vào khoảng tháng 9/2009!

“Vấn đề là ai phải chịu trách nhiệm cho số tiền này một khi hãng hàng không tư nhân này mất khả năng thanh toán. Với mức phí hơn 600.000 đồng/tấn hiện nay thì riêng với mức lãi suất ngân hàng phải trả thì liệu Vinapco có đủ trang trải chi phí sản xuất?”, lãnh đạo Vinapco đặt câu hỏi.

Theo các chuyên gia, không chỉ Vinapco, mà cả dư luận đang hy vọng có được một cách hành xử mẫu nếu như vụ tranh chấp có yếu tố độc quyền này được xử lý hợp tình, hợp lý, nhất là khi những cơ sở pháp lý để xử lý tranh chấp là tương đối rõ.
 

(Theo Anh Minh // Báo đầu tư)

  • "Người Việt chưa dám có tư tưởng đua tranh"
  • Chính phủ Nhật cứu Japan Airlines
  • Petro Vietnam bổ nhiệm tổng giám đốc mới
  • Bắc Ninh: Toàn tỉnh có 11 nhà máy gạch tuynel đã đi vào sản xuất
  • Ireland "bơm" 4 tỷ euro cứu Anglo Irish
  • Petro Vietnam đạt doanh thu hơn 95 nghìn tỷ đồng trong 5 tháng
  • 60 Doanh nghiệp và 54 doanh nhân nhận cúp Cúp vàng Văn hóa Doanh nghiệp doanh nhân thành đạt lần thứ 2
  • Tiểu thương học cách bán hàng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao