Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

VinaPhone và MobiFone: Cổ phần hay sáp nhập?

Về các phương án thoái vốn của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) tại VinaPhone, MobiFone, nhiều chuyên gia cho rằng, cổ phần hóa là tối ưu, việc sáp nhập có thể dẫn đến tình trạng độc quyền.

Không nên sáp nhập

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Hoàng Sơn, Giám đốc Cty Viễn thông Viettel, cho rằng, nhiều khả năng chính MobiFone muốn cổ phần hóa, khi đó MobiFone sẽ trở thành một doanh nghiệp viễn thông mạnh và thị trường vẫn theo thế chân vạc.

Không sáp nhập hai đại gia VinaPhone và MobiFone người tiêu dùng sẽ hưởng lợi 	Ảnh: Xuân Phú
Không sáp nhập hai đại gia VinaPhone và MobiFone người tiêu dùng sẽ hưởng lợi. Ảnh: Xuân Phú.

 Việc cổ phần hóa sẽ giúp MobiFone chủ động hơn khi đưa ra các quyết sách kinh doanh của mình. “Nói chung, khi thị trường đã thành thế chân vạc thì không nên sáp nhập Vinaphone và MobiFone. Khi đó sẽ chỉ còn cuộc chiến giữa VNPT và Viettel, không còn yếu tố tác động đến giá cả thị trường dịch vụ viễn thông”, ông Sơn nói.

Một chuyên gia trong ngành viễn thông cho rằng, trong trường hợp VNPT giữ Vinaphone còn MobiFone là một thực thể độc lập thì với cơ chế hiện nay dù theo cơ cấu nào các doanh nghiệp vẫn thuộc nhà nước quản lý.

“Điều đau đầu với VNPT là nếu mất MobiFone thì các doanh nghiệp khác dễ dàng mua được VNPT nếu tập đoàn này tiến hành cổ phần hóa. Nếu chiến lược của VNPT tốt thì đúng ra từ năm 2005 phải sáp nhập sớm hai mạng lại vì đây là xu thế tất yếu chứ không nên để hai mạng tách rời nhau. Việc để hai mạng tách rời như hiện nay nhưng lại có các chương trình cho gọi nội mạng miễn phí, xét về góc độ luật cạnh tranh, là không công bằng”, vị chuyên gia này nhận định.

Vụ trưởng Vụ Viễn thông (Bộ TT-TT), ông Phạm Hồng Hải cho biết, theo đúng quy trình, Bộ sẽ chủ trì xây dựng và báo cáo về kế hoạch thoái vốn của VNPT lên Chính phủ. Thủ tướng sẽ có quyết định cuối cùng trên cơ sở các ý kiến đề xuất. Theo ông Hải, việc thoái vốn hay sáp nhập là rất phức tạp, cần có nhiều thời gian.

Cổ phần hóa là tốt nhất?

Nếu VinaPhone và MobiFone sáp nhập, tình trạng độc quyền viễn thông di động có thể xuất hiện 	Ảnh: Hồng Vĩnh
Nếu VinaPhone và MobiFone sáp nhập, tình trạng độc quyền viễn thông di động có thể xuất hiện. Ảnh: Hồng Vĩnh.
Ba phương án mà VNPT đề xuất với Chính phủ gồm: sáp nhập Vinaphone và MobiFone; cổ phần hóa một trong 2 mạng di động trên; cổ phần hóa toàn bộ tập đoàn.

Về thị phần, sau 10 năm hoạt động, đến hết năm 2010, Viettel chiếm 42% thị phần di động, trong khi Vinaphone và MobiFone hiện chiếm khoảng 55% thị phần.

Theo TS Nguyễn Quang A, VNPT có 3 cách để gỡ bài toán của mình:

1.Bán 80% vốn tại một trong hai công ty trên cho các nhà đầu tư khác qua hình thức cổ phần hoá;

2.Bán 80% vốn của một trong hai công ty đó cho Tổng Cty Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC); 3.Sáp nhập hai công ty thành một. Tuy nhiên, việc sáp nhập sẽ tăng cường sức mạnh độc quyền vì khi đó VNPT sẽ nắm quyền chi phối thị trường.

Theo ông Quang A, cổ phần hóa là phương án tốt nhất, nhưng có lẽ khó khả thi do bán 80% vốn của một trong hai công ty trên là việc không đơn giản.

Theo phương án 2, Chính phủ quyết định biến một trong hai công ty trên của VNPT thành một công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên với cơ cấu VNPT sở hữu 20% và SCIC sở hữu 80% cũng chưa phải là giải pháp thực sự tốt nhất. Tuy nhiên, việc này có thể là một bước đệm để tiến tới cách thứ nhất và giúp Nhà nước có thêm thời gian để bán 80% của công ty đó. Nó cũng cho phép các nhà đầu tư tư nhân có một đầu mối để mua cổ phần, đó là SCIC.

Một số chuyên gia viễn thông cho rằng, phương án bán vốn tại MobiFone chỉ còn lại 20% cổ phần là hướng đi mà VNPT ít muốn thực hiện nhất. Điều này thể hiện rất rõ qua các số liệu kinh doanh của tập đoàn và mức độ đóng góp nghĩa vụ hằng năm của MobiFone với tập đoàn.

Theo nhiều chuyên gia, một phương án có thể được lựa chọn là VNPT sẽ nhập 2 mạng làm một, vẫn giữ 2 thương hiệu Mobifone và Vinaphone. Tuy nhiên, việc này có thể sẽ dẫn đến tình trạng tái độc quyền trên thị trường viễn thông di động và việc hợp nhất này cũng không dễ thực hiện trong thời gian ngắn.

Về lâu dài, việc sáp nhập này cũng mang lại những ảnh hưởng xấu như: Sẽ gặp khó khi tham gia thi tuyển hoặc đấu giá tài nguyên tần số do chỉ được tính là một pháp nhân...

Năm 2010, VNPT đạt doanh thu 101.569 tỷ đồng, tổng lợi nhuận 11.200 tỷ đồng. Doanh thu MobiFone năm 2010 công bố đạt 36.034 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận 5.860 tỷ đồng, còn doanh thu của Vinaphone đạt trên 28.172 tỷ đồng. Trong số 8.450 tỷ nộp ngân sách của VNPT năm 2010, riêng MobiFone đã chiếm 4.200 tỷ đồng.

(Theo Tienphong Online)

  • Dân sợ nhà máy... 'chúa chổm'
  • Lạm phát, doanh nghiệp “mạnh tay” tăng lương
  • Giảm 46,5 triệu thuê bao điện thoại: Không thống kê, chứ không cắt
  • Viettel không giới hạn thời gian dùng D-com 3G
  • EVN tiếp tục được kinh doanh đa ngành
  • Toyota Việt Nam triệu hồi hơn 6.000 xe Innova J
  • Phát triển thương mại điện tử: DNNVV vẫn chưa mặn mà!
  • EVN lại đề nghị tăng giá điện
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao