Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vinashin “vắng mặt” trong top 10 doanh nghiệp Việt

picture
Để được xếp hạng trong nhóm các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, doanh thu tối thiểu của doanh nghiệp phải đạt trên 1.200 tỷ đồng/năm.
Công ty Cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam vừa công bố bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2010 (VNR500).

Kết quả công bố cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp nằm trong top 10 năm 2009 tiếp tục có mặt trong năm 2010, trừ Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin).

Để được xếp hạng trong nhóm các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, doanh thu tối thiểu của doanh nghiệp phải đạt trên 1.200 tỷ đồng/năm, riêng nhóm xếp hạng doanh nghiệp tư nhân, doanh thu tối thiểu phải đạt trên 500 tỷ đồng.
 
Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu cho thấy, các doanh nghiệp trực thuộc khu vực kinh tế nhà nước, bao gồm các tập đoàn, các tổng công ty và các công ty có vốn nhà nước chi phối tiếp tục chiếm tỷ lệ cao trong bảng xếp hạng  năm 2010 với tỷ lệ 46%, thậm chí chiếm vị trí chi phối áp đảo trong top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (chiếm 7/10).
 
Có tới 8 doanh nghiệp nằm trong top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2009 vẫn tiếp tục giữ vị trí trong bảng xếp hạng năm 2010, hai doanh nghiệp bị loại ra khỏi danh sách này là Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) và Vinashin. Hai doanh nghiệp thế chân là Tổng công ty Lương thực Miền Nam và Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí.
 
Bảng xếp hạng VNR500 năm nay tiếp tục cho thấy một số ngành trọng điểm vẫn duy trì được vị thế ưu thế của mình, như ngân hàng - tài chính, vàng bạc đá quý, viễn thông, điện lực, dầu khí... với doanh thu trung bình của nhóm này đạt mức 2,7 tỷ USD/năm.

Với mức doanh thu trên, top 50 doanh nghiệp đầu tiên trong bảng xếp hạng năm nay đã đủ tiêu chí về doanh thu để có thể đứng trong bảng xếp hạng Forbes 2000 (top 2.000 doanh nghiệp lớn nhất toàn cầu).
 
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra một thực trạng không vui là hiệu quả kinh doanh và đầu tư của khối doanh nghiệp trong nước, bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, liên tục ở mức thấp trong các năm qua.
 
Bảng xếp hạng cũng cho thấy có những biến động nhỏ trong nền kinh tế Việt Nam nói chung, và khu vực doanh nghiệp lớn nói riêng khi có khoảng 20% doanh nghiệp trong bảng xếp hạng VNR500 năm 2009 bị loại khỏi VNR500 năm 2010.

* Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2010, theo VNR500:

1. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

2. Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam

3. Tập đoàn Điện lực Việt Nam

4. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

5. Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam

6. Công ty TNHH Một thành viên Vàng bạc đá quý Sài Gòn

7. Tập đoàn Viễn thông Quân đội

8. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

9. Tổng công ty Lương thực Miền Nam

10. Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí.

 

(Theo Vneconomy)

  • Cổ phần hóa vướng “lợi thế đất”
  • Lo biến động tỷ giá, Nissan tính chuyển nhà máy
  • Vincom kiện Vincon: Ứng xử mới với... sở hữu trí tuệ
  • Doanh nghiệp khát vốn cuối năm
  • Moody’s: Nợ Vinashin có thể chiếm 3% tổng dư nợ các ngân hàng Việt Nam
  • Tập đoàn kinh tế và DNNN: Những 'người khổng lồ' ốm yếu
  • Đấu giá sao vẫn ưu tiên?
  • BP phải bán hết bán cổ phần ở PAE
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao