Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vụ Siemens hối lộ hợp đồng: Nộp phạt 800 triệu USD tại Mỹ

Tập đoàn Siemens đã đồng ý trả khoản tiền phạt kỷ lục lên tới 800 triệu USD cho chính quyền Mỹ để giải tỏa các cáo buộc vi phạm luật chống hối lộ. Theo Bloomberg, khoản tiền phạt sẽ được nộp cho Bộ Tư pháp và Ủy ban Chứng khoán liên bang (SEC) do tập đoàn này đã dùng quỹ đen để hối lộ quan chức chính phủ ở nhiều nước để thắng các hợp đồng thương mại

Là tập đoàn niêm yết cổ phiếu tại sàn chứng khoán New York, ngay khi thông tin về việc Siemens dùng quỹ đen để hối lộ, SEC và Bộ Tư pháp Mỹ đã lập tức bắt tay vào điều tra. Theo thỏa thuận liên quan đến vụ việc, Siemens sẽ nộp 450 triệu USD cho Bộ Tư pháp và 350 triệu USD cho SEC. Ngoài ra, một ủy ban giám sát của SEC sẽ theo dõi các tài khoản và hoạt động của Siemens trong vòng ít nhất bốn năm để đảm bảo không còn sai phạm. Trong tháng trước, Siemens tuyên bố dành 1 tỉ euro (1,3 tỉ USD) để lo thu xếp các cáo buộc hối lộ ở Mỹ và Đức.

Hối lộ có hệ thống

Vụ bê bối của Siemens đã được phát hiện từ tháng 11-2006 và đã dẫn tới điều tra ở hơn 10 nước. Theo cáo trạng nộp cho tòa án liên bang thuộc khu vực Washington DC hôm 12-12, SEC cáo buộc Siemens đã tiến hành ít nhất 4.283 phi vụ chi trả khác nhau với tổng số tiền lên tới 1,4 tỉ USD cho quan chức chính phủ các nước để thắng được hợp đồng. Cáo trạng nói việc hối lộ là “cách thức hoạt động có tính hệ thống và rộng khắp” ở Siemens và quan chức “ở mọi cấp độ” đều có liên quan.

"Siemens đã tạo ra hệ thống chi trả rất tinh vi để che giấu các phi vụ trả tiền hối lộ này", các công tố viên viết trong bản cáo buộc. Từ giữa những năm 1990-2007, Siemens đã che giấu các khoản chi hối lộ trong sổ sách và tránh né các biện pháp kiểm toán nội bộ một cách có hệ thống.

Các cựu quan chức Siemens được thuê như là “các cố vấn” để giúp chi trả các khoản tiền hối lộ cho quan chức. Ngoài ra, tập đoàn này còn che giấu danh tánh những người nhận tiền và sử dụng các hợp đồng tư vấn giả để tạo bình phong cho các khoản chi trả của bên thứ ba.

Wall Street Journal trích cáo trạng nói Siemens đã trả tiền "lại quả" để giành được hợp đồng về giao thông ở Venezuela, hối lộ để nhận được hợp đồng về mạng lưới điện thoại di động ở Bangladesh, các dự án điện ở Israel và hệ thống kiểm soát giao thông ở Nga. Ngoài ra, tiền lại quả cũng được chi cho các dự án về giao thông tại Trung Quốc, hệ thống mạng lưới điện thoại di động ở VN, Nigeria, các dự án lọc dầu ở Mexico. Theo Sheldon Snook, người phát ngôn của tòa án, phiên điều trần liên quan các vụ việc sẽ được tiến hành vào ngày 15-12 tại Washington DC.

Theo thỏa thuận, được biết Siemens sẽ chỉ phải thừa nhận đã không giữ sổ sách và các biện pháp kiểm soát nội bộ tốt để kiểm soát các khoản chi phi pháp. Tuy vậy, tập đoàn sẽ không phải thừa nhận thẳng thừng là đã tiến hành hối lộ. Việc không thừa nhận hối lộ chính thức sẽ giúp Siemens có thể tiếp tục đấu thầu trong các dự án xây dựng công cộng ở Mỹ trong tương lai.

Tích cực hợp tác

Kể từ khi được bổ nhiệm từ tháng 7-2007, ông Peter Loescher, tổng giám đốc điều hành của tập đoàn, đã rất tích cực hợp tác trong nỗ lực làm sạch bộ máy. Hơn một nửa trong tổng số 100 quan chức lãnh đạo cấp cao đã được thay thế. SEC cho biết: “Siemens đã có sự hợp tác đặc biệt trong quá trình điều tra vụ bê bối trong quá khứ của mình và đã có những biện pháp sửa chữa mang tính toàn diện đặc biệt".

Tập đoàn cũng đã chi khoảng 1 tỉ USD cho các cố vấn bên ngoài để giúp điều tra các cáo buộc tham nhũng - trong đó hơn 250 triệu USD được chi cho Hãng luật Debevoise & Plimpton LLP của Mỹ. Bộ Tư pháp trong cáo trạng riêng gửi tới tòa hôm 12-12 nói Siemens đúng ra có thể bị phạt tới 2,7 tỉ USD do vi phạm luật hối lộ. Tuy vậy, do sự hợp tác "hết lòng"của tập đoàn trong quá trình điều tra nên khoản tiền phạt đã được giảm xuống.

Tuy vậy, Bộ Tư pháp Mỹ cũng thừa nhận trong nhiều trường hợp rất khó để truy ra người nhận tiền hối lộ cuối cùng trong vụ này. Ông Peter Solmssen, tổng luật sư cho Siemens kể từ cuối 2007, trong cuộc phỏng vấn với Wall Street Journal, thừa nhận “đã hình thành văn hóa chấp nhận chuyện làm ăn kiểu này trên toàn thế giới và chúng ta cần thay đổi việc đó".

 

(theo báo Người lao động )

  • Nông trường mía Cao Cang, Hiệu quả bước đầu từ mô hình tưới nước ngầm
  • VTO: Nhận tàu P11
  • PG Bank khai trương chi nhánh tại Đồng Nai
  • Khánh thành nhà máy chế biến thức ăn thủy sản 100.000 tấn/năm tại Vĩnh Long
  • NHTMCP Bảo Việt thành lập và hoạt động
  • Trao 9 “quả chuông vàng” về quảng cáo
  • Thương hiệu Mỹ tìm cơ hội nhượng quyền tại Việt Nam
  • DMC công bố lãi 68,61 tỷ đồng trước thuế trong 11 tháng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao