Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp hiến kế

 

Nhân lực trẻ được cho là lợi thế của ngành phần mềm Việt Nam. Ảnh: Minh Tiến.

Ngoài nỗ lực tự thân vận động để chống chọi với tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam cũng đưa ra những đề xuất với Chính phủ để được tạo điều kiện gỡ khó trong thời điểm này.

Ông Hoàng Ngọc Hùng, Giám đốc Công ty Phần mềm CMC (CMC Soft), cho biết CMC Soft là doanh nghiệp có hoạt động trong các lĩnh vực phần mềm đóng gói, phần mềm dịch vụ trong nước và nước ngoài (outsourcing). Trong sản xuất dịch vụ phần mềm có rất nhiều hoạt động khó định ranh giới rõ ràng để có thể hưởng các khoản ưu đãi được Nhà nước quy định hiện nay.

Ông Hùng cho rằng đã có rất nhiều đề nghị liên quan đến các chính sách thuế suất VAT – đề nghị mức 0% – và ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho các công ty phần mềm (miễn thuế bốn năm và chín năm được hưởng 50% mức ưu đãi của thuế suất 10%...).

CMC Soft muốn kiến nghị với Chính phủ về các chính sách đó theo hai nội dung: Thứ nhất là ưu đãi phần mềm xuất khẩu nên được thực hiện như phần mềm phục vụ nội địa. Thứ hai là Nhà nước cần có chính sách đối xử công bằng giữa các doanh nghiệp phần mềm nằm trong và ngoài các khu công nghệ cao, khu phần mềm để các doanh nghiệp không bị thiệt thòi và cùng được hưởng một số chính sách ưu đãi.

Theo ông Hùng, nếu Nhà nước chỉ ưu đãi thuế là chưa đủ để các doanh nghiệp phần mềm phát triển, bởi việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới đã làm cho chính sách ưu đãi này bị thu hẹp.

“Muốn doanh nghiệp phần mềm Việt Nam thực sự phát triển cần có các chính sách để tạo nên vị thế cho họ, cũng như tạo điều kiện cho họ tăng trưởng bền vững về chất lượng sản phẩm và nguồn nhân lực,” ông Hùng nói.

Vì vậy, CMC Soft đề xuất Nhà nước nên có các chính sách cụ thể hướng theo các mục tiêu như xây dựng thương hiệu quốc gia về gia công phần mềm để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phần mềm tiếp cận thị trường quốc tế. Ông Hùng cho rằng công việc này rất cấp bách và quan trọng. Nếu để từng doanh nghiệp tự quảng bá thương hiệu riêng ra nước ngoài sẽ không có hiệu quả. Việc phát triển thương hiệu quốc gia về gia công phần mềm cần được Bộ Thông tin-Truyền thông chủ trì, với sự hỗ trợ và phối hợp của Vinasa và các doanh nghiệp. Cụ thể, trước mắt Bộ Thông tin-Truyền thông có thể lập ra một nhóm có sự tham gia của khối doanh nghiệp để nghiên cứu, lấy ý kiến các bên liên quan, lên kế hoạch và đề xuất vấn đề này với ban lãnh đạo bộ.

Bên cạnh đó, ông Hùng cho rằng Nhà nước cũng cần có biện pháp để tăng cường năng lực của các doanh nghiệp. Hiện, phần lớn các doanh nghiệp phần mềm trong nước đều có quy mô nhỏ, năng lực yếu so với các công ty nước ngoài. Để họ có thể nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước và vươn ra thị trường quốc tế, Nhà nước cần ban hành các chính sách cụ thể để xây dựng được một số doanh nghiệp chủ lực làm trụ cột và phục vụ cho việc xây dựng thương hiệu quốc gia.

Ông Hùng nêu ví dụ, trong gói 980 tỷ đồng kích cầu của Chính phủ vừa rồi có quy định 30 tỷ đồng dành cho việc hỗ trợ hình thành các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực công nghệ phần mềm và nội dung số. Kinh phí này nhằm tạo dựng các dự án lớn, giao cho các doanh nghiệp trong nước làm, và làm tập trung chứ không dàn trải. Ngoài khoản kinh phí nói trên, ông Hùng đề xuất Nhà nước có chính sách quy hoạch một số doanh nghiệp để phát triển trọng điểm. Ví dụ như hình thành những dự án phần mềm mã nguồn mở để không đặt các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh trực diện với các đổi thủ khổng lồ nước ngoài.

Còn ông Trần Lương Sơn, Tổng giám đốc Công ty Phần mềm VietSoftware, cho rằng với ngành phần mềm không thể dùng thiết chế tài chính như với ngành ngân hàng. “Do thiếu thông tin đánh giá chính xác về sản lượng phần mềm của Việt Nam là bao nhiêu, tương lai của ngành thế nào… nên các chính sách thường ra đời chậm, gây thiệt hại cho ngành,” ông Sơn nói.

Ví dụ, thuế VAT gây thiệt hại cho ngành phần mềm đã tồn tại 10 năm nay nhưng vẫn chưa được sửa đổi. Một số chính sách thiếu tính cạnh tranh quốc tế, gây thiệt thòi cho doanh nghiệp trong nước so với nước ngoài. Ví dụ, về chính sách hỗ trợ không gian làm việc cho doanh nghiệp, Hà Nội xây dựng ba trung tâm CNTT nhưng hiện giờ chúng đều trở thành những nơi cho thuê bình thường. Trong khi các doanh nghiệp phần mềm Trung Quốc đang được thuê với giá ưu đãi là một đô-la Mỹ cho mỗi mét vuông mỗi tháng.

Ngoài ra, ông Sơn cũng đề nghị Nhà nước cần nhìn nhận công nghiệp phần mềm là ngành có đóng góp nhiều cho GDP của quốc gia. “Nên đặt ngành phần mềm trong tổng thể chính sách quốc gia để có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp phần mềm. Nhà nước cần phát triển thị trường qua chính sách, tạo thị trường qua dự án lớn như chính phủ điện tử, đào tạo nhân lực, khuyến khích xuất khẩu, xác định sản phẩm và dịch vụ...,” ông Sơn đề xuất.

Ông Sơn kiến nghị, Nhà nước cần khẩn trương điều tra khảo sát toàn diện về ngành phần mềm, khẩn cấp lập quỹ hỗ trợ ngành và điều hành bằng một cơ chế đặc biệt ; lập hội đồng tư vấn quốc gia về phát triển ngành. Bên cạnh việc ưu tiên cho chiến lược xuất khẩu phần mềm còn cần hướng mạnh vào thị trường nội địa và đào tạo nhân lực…

Để đưa thương hiệu phần mềm Việt Nam ra thị trường quốc tế

Ông Paul Smith, Tổng giám đốc gia công toàn cầu của Công ty Harvey Nash (Anh), kể rằng trước khi sang Việt Nam, ông đã thử hỏi sáu đối tác của mình và tất cả đều nói rằng họ không nhận được thư giới thiệu về gia công phần mềm từ Việt Nam nhưng lại nhận được hàng trăm thư giới thiệu về Ấn Độ. Ông Paul Smith cho rằng, nếu có thư mời hấp dẫn, sẽ có rất nhiều đối tác muốn hợp tác với các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam bởi Việt Nam có đội ngũ nhân lực giỏi.

Để giảm thiểu khó khăn hiện tại của ngành phần mềm, Chính phủ Việt Nam cần tập trung vào việc nhanh chóng hỗ trợ xây dựng thương hiệu phần mềm Việt Nam trên thị trường quốc tế, để thu hút khách hàng đến Việt Nam thuê gia công nhiều hơn. Tất nhiên cần phải biết chọn thị trường trọng điểm để xây dựng thương hiệu. Ngoài ra, Việt Nam cũng nên chỉ định đại sứ CNTT ở nước ngoài. Không nhất thiết là người Việt Nam, có thể là doanh nghiệp, là đối tác nước ngoài để họ quảng bá cho ngành phần mềm Việt Nam.

“Đối tác đến Việt Nam qua đối tác”, đó là cách tạo mạng lưới bán hàng, kinh doanh và tạo điều kiện dễ dàng cho việc quản lý. Cùng lúc đó, Chính phủ cần tiếp cận các hội đồng doanh nghiệp phần mềm của các nước để đưa họ đến Việt Nam tìm cơ hội hợp tác, đồng thời đưa doanh nghiệp phần mềm Việt Nam ra nước ngoài để tìm thị trường.

(Theo Oanh Nguyễn // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Đánh giá năng lực cạnh tranh: DN nên chủ động
  • Xoá và giãn tiền thuế giúp doanh nghiệp vượt qua suy thoái
  • Những đề xuất hỗ trợ doanh nghiệp
  • Hội thảo mua bán-sáp nhập doanh nghiệp VN
  • Doanh nghiệp nên làm gì?
  • Điều kiện xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm
  • Danh sách một số hãng tàu tại Việt Nam
  • Danh sách các Sở Thương Mại - Trang 1
  • Danh sách các Sở Thương Mại - Trang 2
  • Danh sách các Sở Thương Mại - Trang 3
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao