Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hội thảo mua bán-sáp nhập doanh nghiệp VN

Hội thảo quốc tế về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) ở Việt Nam dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 13 đến 14/7 tại Thành phố Hồ Chí Minh để một cơ hội nữa để khẳng định Việt Nam là một nền kinh tế thị trường và tiếp tục hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế thế giới.
 

Ngoài sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp và tổ chức quốc tế, cuộc hội thảo này còn là diễn đàn thảo luận lớn nhất về M&A của các quỹ đầu tư, các tập đoàn xuyên quốc gia, các hãng tư vấn luật danh tiếng và các công ty tư vấn kỹ thuật chuyên môn cao đến từ nhiều nước khác nhau.
 
Hội thảo - do Báo Thế giới & Việt Nam (Bộ Ngoại giao), Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) và Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) sẽ phối hợp tổ chức - sẽ đề cập tới các vấn đề như: pháp lý của M&A; kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực M&A; triển vọng thị trường M&A ở Việt Nam. Nhóm đề tài nhánh thảo luận cụ thể về M&A trong 4 ngành lớn: phân phối – tài chính – bất động sản – công nghệ thông tin & viễn thông.
 
Thực tiễn thị trường cho thấy mua bán và sáp nhập doanh nghiệp là một trong các con đường ngắn nhất và hiệu quả nhất của hoạt động đầu tư. Tại Việt Nam, tuy còn mới mẻ, hoạt động M&A đã có tiềm năng phát triển lớn. Năm 2007, đã có 112 thương vụ M&A được thực hiện, trị giá 1,8 tỷ USD, trong đó thương vụ lớn nhất trị giá 248 triệu USD.
 
Theo đánh giá của Pricewaterhouse Coopers, các định chế tài chính châu Á, đặc biệt là các quỹ và ngân hàng có tiềm lực đang có kế hoạch khai thác lợi thế của các cơ hội tốt chưa từng có được tạo nên bởi cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay để thống trị lĩnh vực M&A ở châu Á... Các điều tra cho thấy doanh nghiệp ở hàng loạt nền kinh tế châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Hongkong, lãnh thổ Đài Loan, Malaysia, Indonesia, Philippines, Australia, Việt Nam... đều cho rằng hoạt động M&A sẽ sôi nổi trong 1-2 năm tới.
 
Ông Sam Kok-Weng, một lãnh đạo của Pricewaterhouse Coopers tại Xinhgapo còn quả quyết rằng Việt Nam và Indonesia sẽ là hai điểm đến được ưa thích nhất của các doanh nghiệp săn lùng M&A ở châu Á./.

 
(Theo Hà Huy Hiệp // Vietnam+)

  • Đánh giá năng lực cạnh tranh: DN nên chủ động
  • Xoá và giãn tiền thuế giúp doanh nghiệp vượt qua suy thoái
  • Doanh nghiệp hiến kế
  • Những đề xuất hỗ trợ doanh nghiệp
  • Doanh nghiệp nên làm gì?
  • Điều kiện xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm
  • Danh sách một số hãng tàu tại Việt Nam
  • Danh sách các Sở Thương Mại - Trang 1
  • Danh sách các Sở Thương Mại - Trang 2
  • Danh sách các Sở Thương Mại - Trang 3
  • Những điều DN cần ghi nhớ
  • DN được hỗ trợ những gì?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao