Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hội mùa Tây Nguyên

Hội mùa là ngày hội lớn, có từ lâu, rất phổ biến ở Tây Nguyên, tương tự như ngày Tết của đồng bào Kinh. Hội mùa được người Gia Rai gọi là Pơtrưm, người Ba Na gọi là Samok, thường tổ chức vào tháng 12 dương lịch.

Nếu chúng ta tính theo dương lịch, người dân Tây Nguyên lao động thật sự vất vả, cực nhọc chỉ có 9 tháng (tính từ tháng 3 đến tháng 11). Theo đồng bào tính thì một năm có 9 tháng và 3 tháng thừa. Ba tháng thừa này đồng bào gọi là Blan ningnông. Bốn ngày hội lớn diễn ra trong 3 tháng này
Người Gia Rai có câu rằng: Dua păn blan ble ia hă, ia hang/ Rơnang Blang kơtang hoa hang klao blan (Chín tháng ra mồ hôi, lao động mệt nhọc/ Ba tháng nhàn rỗi vui hội thoải mái)
 
Như  vậy, hội mùa là những ngày vui chơi giải trí của người Tây Nguyên sau những tháng, ngày lao động cực nhọc, như ng chủ yếu hội mùa là ngày lễ tạ ơn thần nông nghiệp (Yă Pôm).
 
Ngày xư a đồng bào Tây Nguyên tổ chức hội mùa rất linh đình tốn nhiều của cải, mất nhiều thời gian, với những lễ nghi rất cầu kỳ. Ngày nay người Ba Na, Xơ Đăng tổ chức hội này trong 3 ngày 3 đêm, người Gia Rai chỉ tổ chức có 1 ngày 1 đêm. Có dân tộc tổ chức hội mùa riêng lẻ theo từng gia đình với nghi thức đơn giản cốt sao tỏ lòng biết ơn đối với Yă Pôm để già làng và buôn làng khỏi chê trách.
Hiện nay chỉ có dân tộc Ba Na, Xơ Đăng còn tổ chức hội mùa tương đối long trọng, còn giữ lại gần nguyên vẹn những tục lệ, lễ nghi của ông cha từ ngàn x ưa.
Trong ngày hội, tất cả các bếp trong buôn làng đều nổi lửa cùng một lúc và tuỳ vào khả năng của từng gia đình có thể giết lợn hoặc gà.
Để góp thêm thức ăn cho ngày hội, đồng bào thường chuẩn bị từ hai ba ngày trước như  đi săn bắn, bắt cá, hái rau…
Buổi sáng ngày hội, đồng bào lấy ghè rư ợu gốc (nước rượu đầu tiên, ngon nhất) buộc vào cột giữa nhà (guù) hoặc buộc vào tay thần (tơngan yang) cắm giữa nhà. Tiếp đó đồng bào rồi lấy phần thịt ngon thất như  thịt thăn, mông và gan, lá lách, quả cật chia thành 2 phần, phần thịt chín để vào bát to, phần thịt tư ơi đựng trong bát nhỏ, có một ít tiết. Những thứ này được đặt cạnh ghè rượu gốc.
 
Khi chủ nhà hoặc ông Riu Ang (người cúng) khấn, mọi người đều yên lặng. Nội dung của bài khấn là kiệu bà Yă Pôm xuống ăn cơm mới, ăn thịt uống rượu phù hộ cho gia đình, buôn làng sang năm mới làm ăn khá giả, được mùa to hơn năm cũ. Vừa khấn xong, tiếng trống, tiếng cồng chiêng nổi lên. Cuộc uống r ượu bắt đầu. Người già nhất trong làng hoặc trong gia đình được uống trư ớc, sau đó là những người đứng tuổi, thanh niên, con cháu trong gia đình. Người đánh trống, chiêng cồng cứ đánh, người già cứ uống rượu.
Uống rư ợu xong, thanh niên nam nữ xuống đất đứng theo hàng nh ư sau: Người đánh trống đi trước, tiếp đến là những người đánh chiêng cồng và sau cùng là những người múa. Nam nữ múa nhịp nhàng hoà với nhịp chiêng cồng, họ đến từng gia đình trong buôn làng bắt vạ (người Gia Rai gọi là đú). Mục đích của việc bắt vạ là làm sao mỗi gia đình đư a cho một bát gạo và một ít thịt để cúng Yang. Tiếng hát đôi lúc át cả tiếng cồng chiêng, đi đú các gia đình xong họ về nhà làm lễ.
 
Theo tục của người Gia Rai thì tổ chức hội mùa xong mới được lấy thóc trong kho ra ăn, đồng thời mới được phép tổ chức những ngày hội khác. Và nếu ch ưa tổ chức hội mùa, chưa lễ Yă Pôm mà đã lấy thóc mới ăn, Yă Pôm sẽ bắt tội, không phù hộ cho buôn làng được mùa nữa. Đây chính là thể hiện sự tôn trọng, lòng biết ơn và yêu quý cây lúa, yêu quý những gì đã nuôi sống con người.
 

(Theo Báo Bình Định)

  • Sa Pa diễm lệ
  • Mo So kỳ ảo
  • Đàn Tiên Cái Khế - di tích đạo tu tiên xưa ở Cần Thơ
  • Lễ hội Sayangva của người Chơro gắn kết cộng đồng
  • Một điểm du ngoạn cần cho giới trẻ
  • Múa Xuân Phả - ngọc quý xứ Thanh
  • Lễ cưới của người Dao xưa
  • Mùa cưới, nói về lễ cưới các dân tộc thiểu số
  • Tây Bắc những điều lạ
  • Độc đáo trang phục của người Dao Tiền Bắc Kạn
  • Lễ hội tế thu tại Vạn An Thạnh của ngư dân Phú Quý
  • Trang phục truyền thống của người Êđê
  • Nét đẹp trong lễ hội đua thuyền dân gian Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com