Ngành du lịch Ai Cập - nguồn thu ngoại tệ lớn nhất của nước này đang hồi phục sau khi ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Chín tháng đầu năm 2009, lượng khách du lịch đến Hà Nội giảm 2,2% so với cùng kỳ. Trong đó, khách “ngoại” giảm mạnh nhưng khách “nội” lại tăng.
Công ty cung cấp dịch vụ hàng không (Vietway) và các đối tác là các công ty cung cấp dịch vụ du lịch cùng hãng hàng không Cathay Pacific đã kết hợp đưa ra thị trường Việt Nam tour du lịch châu Âu với các điểm đến do chính khách tự chọn.
Ba Vì là huyện của Hà Nội có nhiều thế mạnh để phát triển các loại hình du lịch nhờ lợi thế tự nhiên. Tuy nhiên, dođại phương còn thiếu quy hoạch nên các nhà đầu tư “e ngại” chưa dám mạnh bạo đầu tư có chiều sâu.
Sang thu, các công ty du lịch sẽ cho ra mắt nhiều "tua" du lịch mới. Để hút du khách, nhiều đơn vị đã thực hiện chương trình khuyến mãi, giảm giá chưa từng có.
So với các nước trong khu vực, thị trường khách sạn ở Việt Nam vẫn sôi động hơn dù trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Tuy nhiên, Việt Nam cần đa dạng loại hình và thương hiệu khách sạn, cụ thể là khách sạn giá trung bình, rẻ để tăng tính cạnh tranh trong thời gian tới.
Ngành du lịch Việt Nam kỳ vọng thị trường Nhật, một trong những thị trường chính của ngành sẽ hồi phục trong thời gian tới sau một số hoạt động quảng bá với khách Nhật trong thời gian gần đây.
Cty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist thiết kế nhiều chùm tour để du khách thuận tiện lựa chọn: du lịch biển đảo, liên tuyến, xuyên Việt, tour chuyên đề mùa Thu... với hơn 200 chương trình tour trong nước hấp dẫn, khởi hành định kỳ hàng tuần trên toàn quốc.
Đại diện của khoảng 60 công ty du lịch Việt Nam, chủ yếu đến từ TPHCM và Hà Nội đang tham gia thực hiện chuyến khảo sát tour đường bộ bao gồm các điểm du lịch tại Việt Nam, Lào và Thái Lan.
Công ty Du lịch Vietravel Hà Nội tung ra chương trình tour Caravan mang tên “Về quê Bác và thăm lại chiến trường xưa”, khám phá chuỗi hành trình Hà Nội - Nam Đàn - Quảng Bình - Quảng Trị - Lao Bảo - Vinh - Hà Nội.
Cùng với tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu, sự bùng phát của dịch cúm A/H1N1 trên diện rộng đã khiến cho ngành du lịch gặp không ít khó khăn. Tại Quảng Nam, nhiều đơn vị đã cho thấy khả năng vượt qua khủng hoảng nhưng vẫn còn đang giữ thế “cầm cự”…
Trước khi hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra (tháng 10/1995) và một vài năm sau đó, người dân Phan Thiết chưa biết cách làm du lịch. Nhưng vào thời điểm đó, Tuy Phong với địa chỉ Cổ Thạch Tự (Chùa Hang) đã đón lượng khách đáng kể vào mỗi dịp lễ, tết… Thế mà sau thời gian dài “đi trước”, cho đến nay du lịch Tuy Phong vẫn giậm chân tại chỗ. Nếu so tốc độ phát triển “ngành công nghiệp không khói” của các địa phương khác như Phan Thiết, Hàm Thuận Nam thì nơi đây tụt lại khá xa.
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com