Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học hát cho trẻ em tại Hà Nội
Seedlink chiêu sinh hè 2015 các lớp học múa cho trẻ em tại Hà Nội
Hôm đó trăng sáng, ông cho máy bay nhẹ nhàng luồn qua tốp bảo vệ và tiếp cận đối phương đến độ có thể nhìn rõ phi công Mỹ lái F.4 ung dung ngạo nghễ ngồi trong buồng lái. Máy bay của nó lớn gấp nhiều lần máy bay mình, trông như một tòa nhà cao tầng sang trọng đang trôi bồng bềnh.
Máy bay ném bom chiến đấu F4 con ma cất cánh đi ném bom miền Bắc Việt Nam từ tàu Sân bay Mỹ ở vịnh Bắc Bộ Ảnh tư liệu
"Tôi bay đến gần mà địch chẳng phát hiện ra, có lẽ do quá yên tâm vào tốp bảo vệ nên phi công Mỹ thiếu chú ý. Tôi nghĩ, đây là trận mở màn không chiến vào ban đêm nên nhất định phải bắn rơi máy bay địch bằng mọi giá. Chắc đồng đội ở mặt đất cũng đang từng phút giây chờ mong chiến thắng. Tôi nghĩ nhanh, muốn hạ được hắn phải tiếp cận mục tiêu càng gần mới bắn càng hiệu quả, nhưng phải thoát nhanh khỏi tầm ảnh hưởng đám lửa, nếu không cả hai máy bay đều cháy" - Lâm Văn Lích kể lại.
Trung tá Đoàn Hồng Quân, nguyên phi công chiến đấu, quê ở xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, cho biết, nguyên tắc của MIG 17 là nhanh chóng xạ kích và xạ kích chính xác. Xạ kích lần đầu mà trật, xạ kích lần 2 cực kỳ khó khăn.
Theo kinh nghiệm của các phi công chiến đấu, tốt nhất là nên lùi, không nên đuổi, cũng không nên bay thẳng mà nên cơ động nhanh để tránh bị đánh trả. Ở độ cao trên 4.000 m, MIG 17 rất hao dầu và thiếu khí nên tốc độ bị giảm đáng kể, tạo ra hiện tượng rung máy bay. Vì thế sẽ không ngắm bắn được.
"Hiện tượng này gọi là "thất tốc". Khi đang không chiến mà gặp hiện tượng này chỉ còn cách nhảy dù bỏ máy bay" - Trung tá Đoàn Hồng Quân cho biết.
Trở lại với trận không chiến vào đêm kỷ niệm 36 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam của người con vùng đất ven đô TP Cà Mau. Khi cho máy bay đến gần, bỗng nhiên chiếc MIG 17 rung bần bật và mất độ cao. Lâm Văn Lích rùng mình khi nghĩ máy bay mình bị bọn bảo vệ phát hiện và bắn trúng. Nhưng làm thử vài động tác kiểm tra thì thấy các thông số kỹ thuật vẫn bình thường.
Thì ra ông bay đúng vào luồng phản lực cực mạnh từ phía sau máy bay F.4. Trong lúc Lâm Văn Lích đang bị phân tâm trong giây lát thì ánh đèn nhấp nháy từ máy bay địch đưa ông trở về trạng thái tập trung cao độ.
"Lúc đó, tôi không hiểu vì sao máy bay địch cứ nhấp nháy liên tục. Sau này mình mới đoán ra là hắn ngỡ máy bay của đồng đội, sợ đâm vào nên cảnh báo. Khi chiến đấu, thời gian quý như vàng. Mình chỉ kịp phán đoán là đối phương chưa phát hiện được mình tìm hắn để tiêu diệt".
Trên bầu trời đêm, sở chỉ huy cũng không nhìn rõ để chỉ huy. Thế nên, mọi việc phi công phải tự quyết định. Với quyết tâm "phải hạ được máy bay địch", Lâm Văn Lích quyết định táo bạo tiếp tục đến gần máy bay địch thêm chút nữa, rồi rút ngắn dần cự ly tối đa, mắt vẫn không rời mục tiêu.
"Thần kinh tôi lúc đó căng ra như muốn vỡ tung. Mình phải tính toán làm sao để tiêu diệt được máy bay địch mà giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người và của cho cuộc kháng chiến trường kỳ".
Tôi chợt nhớ đến một đoạn trongtruyện ký "Đọ cánh" của Nhà văn quân đội Trung tá Lê Thành Chơn: "Không quân Nhật có một đội bay cảm tử để nếu cần thì lao cả máy bay và khối lượng bom vào một chiến hạm; nhưng không quân ta, mỗi một chiến sĩ lái máy bay và một chiếc máy bay đối với chúng ta là sức chiến đấu, là tài sản vô giá, mặc dù tinh thần của chúng ta còn cao hơn gấp nhiều lần đội cảm tử theo cung cách võ sĩ đạo của quân đội "Thiên Hoàng". Cho nên phải tìm cách nào để đánh một lần là trúng và đạt hiệu quả cao nhất, diệt được địch mà bảo tồn được để ta "càng đánh càng mạnh", một phương châm chiến đấu của quân đội ta và cũng là của không quân ta".
Khi chiếc F-4 lọt vào đúng tầm ngắm của MIG 17, phi công Mỹ mới biết gặp nguy hiểm nên giật mình làm động tác kéo cần lái tăng tốc bỏ chạy. Không bỏ lỡ cơ hội tấn công, "tôi thả 2 thùng dầu phụ và tăng hết tốc lực lao thẳng chiếc MIG vào máy bay địch, đồng thời nghiến răng xả một loạt pháo đanh gọn. Máy bay địch rướn lên như con thú bị tử thương rồi biến thành một đám lửa khổng lồ sau một tiếng nổ lớn"./.
(Theo Đoàn Phương Nam/CMO)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com