Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sơ lược Lịch Sử Hoa Kỳ (7): Xung đột địa phương

XUNG ĐỘT ĐỊA PHƯƠNG

Hoa Kỳ năm 1850 là một đất nước rộng lớn trải rộng giữa hai đại dương. Những khác biệt lớn về địa lý, nguồn tài nguyên thiên nhiên, và mức độ phát triển là điều hiển nhiên giữa các vùng.


New England và các bang miền Trung Đại Tây Dương là các trung tâm tài chính, thương mại và công nghiệp chế tạo chính. Sản phẩm chủ yếu là hàng dệt may, đồ gỗ và máy móc. Thương mại đường biển cũng rất phát triển. Các bang miền nam chủ yếu làm nông nghiệp, sản xuất thuốc lá, đường, và bông với lực lượng lao động là nô lệ. Các bang miền Trung Tây cũng làm nông nghiệp là chính, tuy nhiên lúa gạo và thịt được sản xuất từ bàn tay của những con người tự do, chứ không phải nô lệ.
 


Năm 1819, Missouri đã áp dụng quy chế bang. Những người miền Bắc phản đối do ở đó có 10.000 nô lệ. Nghị sĩ Henry Clay của bang Kentucky đề xuất một thỏa hiệp: Missouri sẽ gia nhập Liên bang và tiếp tục cho phép chế độ nô lệ tồn tại, còn Maine gia nhập với tư cách một bang tự do.

Quan điểm khu vực về vấn đề này ngày càng cứng rắn trong những thập kỷ sau khi Thỏa hiệp về Vấn đề Missouri được đưa ra. Ở miền Bắc, phong trào bãi nô ngày càng lớn mạnh. Ở miền Nam, niềm tin vào sự ưu việt của người da trắng và duy trì nguyên trạng kinh tế cũng mạnh mẽ không kém. Mặc dù hàng nghìn nô lệ đã trốn ra miền Bắc thông qua một mạng lưới ngầm được gọi là Đường sắt ngầm, nhưng nô lệ vấn chiếm 1/3 tổng dân số ở các bang có nô lệ vào thời điểm thống kê dân số năm 1860.

Hầu hết người miền Bắc không sẵn sàng thách thức sự tồn tại của chế độ nô lệ ở miền Nam, song nhiều người phản đối mở rộng chế độ nô lệ ra các vùng lãnh thổ phía tây. Những người miền Nam cho rằng các vùng lãnh thổ có quyền quyết định địa vị của họ. Một chính trị gia trẻ tuổi từ Illinois, Abraham Lincoln, thấy rằng đây là vấn đề của quốc gia, chứ không phải địa phương. Ông nói: “Một gia đình bị chia rẽ thì không thể đứng vững. Tôi cho rằng chính phủ không thể để tình trạng nửa tự do nửa nô lệ tiếp diễn. Tôi không nghĩ là Liên bang sẽ bị giải thể... nhưng tôi nghĩ nó sẽ bị chia rẽ”.

Năm 1860, Đảng Cộng hòa chỉ định Lincoln làm ứng cử viên tổng thống với cương lĩnh tranh cử chống chế độ nô lệ. Trong cuộc chạy đua gồm bốn ứng cử viên, ông thắng cử với chỉ 39% phiếu bầu phổ thông, nhưng lại giành đa số phiếu của Cử tri đoàn. Cử tri đoàn là nhóm công dân trực tiếp bầu tổng thống và phó tổng thống sau khi diễn ra cuộc bỏ phiếu phổ thông.

Cơn bão tích tụ hàng thập kỷ chuẩn bị nổ ra với sức mạnh kinh khủng. Các bang miền Nam đe dọa rút khỏi Liên bang nếu Lincoln đắc cử; hành động ly khai bắt đầu ngay trước khi ông tuyên thệ nhậm chức. Và tổng thống mới phải có trách nhiệm giữ Liên bang trụ vững.

(Nguồn: Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam)

  • Hồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2008 (Phần 1)
  • Hồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2008 (Phần 2)
  • Hồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2008 (Phần 3)
  • Hồ sơ nhân quyền Mỹ năm 2008 (Phần 4)
  • Sơ lược Lịch Sử Hoa Kỳ (1): Nước Mỹ thời lập quốc
  • Sơ lược Lịch Sử Hoa Kỳ (2): Thời kỳ thuộc địa
  • Sơ lược Lịch Sử Hoa Kỳ (3): Chặng đường giành độc lập
  • Sơ lược Lịch Sử Hoa Kỳ (4): Thời kỳ cách mạng
  • Sơ lược Lịch Sử Hoa Kỳ (5): Hình thành chính phủ quốc gia
  • Sơ lược Lịch Sử Hoa Kỳ (6): Những năm đầu mở rộng về phía tây và những khác biệt giữa các vùng
  • Sơ lược Lịch Sử Hoa Kỳ (7): Xung đột địa phương
  • Sơ lược Lịch Sử Hoa Kỳ (8): Nội chiến và công cuộc tái thiết sau chiến tranh
  • Sơ lược Lịch Sử Hoa Kỳ (9): Tăng trưởng và chuyển biến
  • Sơ lược Lịch Sử Hoa Kỳ (10): Bất mãn và cải cách
  • Sơ lược Lịch Sử Hoa Kỳ (11): Đệ nhất thế chiến, những năm 1920 thịnh vượng và cuộc đại suy thoái