Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đất công bị biến tướng

Dù được phê duyệt 8 năm qua nhưng mặt bằng dự án KCN Long Đức vẫn còn ngổn ngang

Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ nên việc mở ra nhiều KCN, KĐT là tất yếu. Thế nhưng, một số DN đã lợi dụng chính sách ưu đãi của địa phương cũng như kẽ hở luật pháp để biến đất công thành đất tư.

Có thể nói một trong những lợi nhuận đem lại lớn nhất chính từ đất. Do đó, lợi dụng sự thiếu chặt chẽ của luật, cùng với quản lý lỏng nẻo đã tạo ra những kẽ hở lớn để DN “lách” qua.

Chuyển đổi thành KCN... để bán

Từ cuối năm 2004, tỉnh Đồng Nai đã có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ xét phê duyệt bổ sung quy hoạch phát triển các khu công nghiệp (KCN) đến năm 2010. Theo đó, dự án KCN Long Đức tại xã An Phước và xã Long Đức huyện Long Thành với diện tích 450 ha, đất thuộc Nông trường Tam Lợi 270 ha và 180 ha trồng cao su. Tại thời điểm này toàn bộ số đất trên được giao cho Cty Chế biến XNK Nông sản thực phẩm Đồng Nai (Donafoods) tổ chức sản xuất giống điều cao sản và kinh doanh vườn điều kết hợp với chăn nuôi bò sữa từ năm 1998. Tuy nhiên, tại văn bản này, UBND tỉnh Đồng Nai cho rằng theo quy hoạch về đầu tư hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội, các KCN ở Long Thành và do Donafoods nhận thấy với quỹ đất 270 ha để sản xuất nông nghiệp là không phát huy hiệu quả. Do vậy, Donafoods xin chuyển mục đích sử dụng đất trên để kinh doanh hạ tầng KCN.

Ngay sau khi có chủ trương chuyển đổi thành KCN Long Đức, Donafoods thành lập Cty CP Long Đức để thực hiện. Với số vốn ban đầu là 30 tỉ đồng, trong đó Donafoods nắm giữ 40% cổ phần, 60% cổ phần còn lại do hai đối tác bên ngoài nắm giữ, sau đó tăng vốn điều lệ lên 50 tỉ đồng.

Tháng 12/2004, UBND tỉnh Đồng Nai có quyết định “phê chuẩn phương án bồi thường” do thu hồi đất thực hiện dự án KCN của Cty CP Long Đức với số tiền là gần 37 tỉ đồng. Toàn bộ số tiền này được giao trở lại cho Donafoods để quản lý, hạch toán và bồi thường.

Tuy nhiên, đến chiều ngày 2/7/2012 chúng tôi có mặt tại KCN Long Đức thì nơi đây vẫn chỉ là một đại công trường… san lấp mặt bằng.  

Trong khi KCN Long Đức được đánh giá là một trong những KCN có tiềm năng phát triển nhất khu vực trong tương lai gần. KCN này có vị trí rất đắc địa, sát dự án quy hoạch sân bay quốc tế Long Thành, gần đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây và quốc lộ 51. Cộng thêm hàng loạt ưu đãi của địa phương dành cho chủ đầu tư nhưng sau khi có được sự chấp thuận chủ trương Cty CP Long Đức đã không tập trung cho việc đầu tư hạ tầng KCN theo đúng định hướng ban đầu mà chỉ đầu tư theo kiểu nhỏ giọt và chủ yếu tìm kiếm đối tác để sang nhượng.

Ông Lý Trường Sơn - PTGĐ thứ 2 của Cty CP Long Đức và là người đại diện vốn của Donafoods tại Cty này cho biết: “Tuy có đầu tư vào KCN Long Đức nhưng ban đầu chủ yếu dùng tiền vốn làm một số con đường nhỏ nội ô còn lại đến tận năm 2009 khi có đối tác Nhật Bản vào tìm hiểu thì Cty mới cho triển khai việc chặt bỏ hết cây điều để triển khai mạnh mẽ hơn”. Ngay sau đó, Cty CP Long Đức đã được chuyển nhượng cho Cty hợp doanh giữa ba tập đoàn của Nhật Bản: Sojitz Corporation, Daiwa House Industry, Kobelco Eco-Solution. Đồng thời, KCN Long Đức được chuyển đổi thành Cty TNHH hai thành viên do phía Cty Nhật Bản nắm giữ 88% cổ phần và phần còn lại Donafoods nắm giữ 12% cổ phần. Dự án, khởi công lại vào tháng 3/2012, với số vớn đầu tư mới 1.100 tỉ đồng.

Tách dự án để... né” luật ?

Câu chuyện về cụm công nghiệp - KĐT và dân cư – khu sân golf tại xã Phước Bình, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai lại là một ví dụ khác. Theo văn bản chấp thuận chủ chương đầu tư dự án CNN - KĐT và dân cư – khu sân golf tại xã Phước Bình của UBND tỉnh Đồng Nai tháng 11/2007, Cty CP đầu tư & phát triển Phú Gia (Cty Phú Gia) đã tiến hành các bước lập thủ tục đầu tư dự án trên với quy mô 643 ha. Nhưng ngay từ khi lập quy hoach đầu tư chủ đầu tư có dấu hiệu làm sai lệch hàng trăm ha đất công tại dự án. Cụ thể, trong bản quy hoạch ban đầu để báo cáo lên UBND tỉnh Đồng Nai, Cty Phú Gia cho rằng trong dự án chỉ có khoảng 118 ha là đất công do nhà nước đang quản lý.

“Chính quyền đã dành quá nhiều ưu đãi nhưng chủ đầu tư đang tìm cách né những quy định của luật để kiếm lợi”.

TS Nguyễn Ngọc Dương, Phó - trưởng khoa Quản trị kinh doanh Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TP HCM.

Thế nhưng, qua thực tế tìm hiểu, diện tích đất công nằm trong dự án trên lại hoàn toàn khác. Tại biểu đồ hiện trạng đất công do Tổng đội TNXP bàn giao cho UBND huyện Long Thành quản lý ngày 19/11/1996 còn lưu lại tại UBND xã Phước Bình có tổng diện tích hơn 330 ha. Ông Nguyễn Ngọc Sơn - Chủ tịch UBND xã Phước Bình cho biết: “Đây là đất do Cty công nghiệp thực phẩm Đồng Nai quản lý và giải thể từ năm 1990 để lại”. Theo ông Sơn thì ở thời điểm hiện tại khu đất công này đã dành 129 ha vào mục đích khác. Cụ thể: dành 40 ha cho TCty CP Rượu – Bia – NGK Sài Gòn làm KCN; 30 ha làm trường bắn; 34 ha đất nông nghiệp dành cho đồng bào dân tộc ChơRo canh tác và 15 ha khu tái định cư của dự án KCN Bàu Xéo. Như vậy, sẽ còn khoảng trên 211 ha đất công vẫn tồn tại trong khu vực dự án do Cty Phú Gia, chênh gần 100 ha so với quy hoạch ban đầu. Đồng thời, toàn bộ khu đất nằm trong một cụm của nhà máy đường trước đây chứ không bị tách rời như Cty Phú Gia báo cáo. Ông Trần Hoàng Hải, cán bộ địa chính xã Phước Bình cho biết: “Những thông tin quy hoạch này hoàn toàn do phía chủ đầu tư tự khảo sát. Tuy nhiên, ở thời điểm này dự án vẫn chưa thoả thuận được về địa điểm, diện tích cụ thể”. Theo ông Hải, xã vẫn còn lưu lại được biểu đồ hiện trạng trước đây và nếu không UBND xã sẽ gặp rất nhiều khó khăn tính toán với chủ đầu tư khi tỉnh đã ra quyết định cấp đất cho Cty Phú Gia.

Với lý do Phước Bình là một vùng hoang hoá, để dự án đạt hiệu quả thì việc tái định cư bên trong dự án 643 ha là một trở ngại lớn. Do đó, ngay sau khi có được sự chấp thuận của UBND tỉnh Đồng Nai, Cty Phú Gia đã đề nghị tách khu tái định cư với diện tích hơn 100 ha ra ngoài dự án.

Tại Văn bản số 8976/UBND-CNN ngày 6/11/2007, Sở KH-ĐT Đồng Nai cho rằng, thoả thuận địa điểm cho Cty Phú Gia có khoảng 118 ha đất công, chiếm tỉ lệ 18,35% tổng diện tích dự án. Về nguyên tắc đất công sẽ tổ chức đấu giá nhưng do Cty có văn bản cam kết dành một tỉ lệ hợp lý quỹ nhà đất đầu tư xây dựng nhà tái định cư, nhà ở cho người nghèo và người thu nhập thấp, nên UBND tỉnh đã thoả thuận địa điểm mà không tách quỹ đất công để tổ chức đấu giá. Bên cạnh đó, với lý do đất công nằm rải rác tại dự án nên UBND tỉnh Đồng Nai đã chấp thuận cho phép chủ đầu tư hoán đổi rồi giao lại cho địa phương một khu đất quy hoạch tương ứng.

Rõ ràng, với quá nhiều ưu đãi, 2 dự án này cần phải xem xét lại.

Kỳ sau: Trục lợi từ sự ưu đãi

(Theo Thanh Huyền // dđdn)

  • 'Săn' nhà phố giá rẻ tại Sài Gòn
  • Hà Nội 'bỏ hoang' 1.200 căn biệt thự, liền kề
  • Biệt thự, liền kề: Càng to càng mất giá
  • Hà Nội cho mua nhà tái định cư trả dần trong 10 năm
  • Tp.HCM “siết” quản lý sàn bất động sản
  • ‘Bom’ phá giá địa ốc: Chưa nổ đã xịt
  • Sự thật nợ bất động sản: Rùng mình những con số
  • Nghịch lý thị trường bất động sản
  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!