Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Địa ốc chết là do DN chạy đua đầu tư

Có dự án căn hộ cao cấp chủ đầu tư đã đền bù đất nông nghiệp đến 12 triệu đồng/m2, từ đó giá thành sản phẩm đã bị đội lên cao vút.

Trong diễn biến nóng của câu chuyện ngân hàng rút vốn khiến hàng loạt doanh nghiệp (DN) bất động sản (BĐS) đứng trước nguy cơ phá sản, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM, cho rằng đó cũng là bài học sâu sắc để các DN BĐS nhìn lại hoạt động, chiến lược và bước phát triển của mình.

. Ông từng nói thị trường BĐS thời gian qua lạnh có phần phát triển quá “nóng” của DN. Nóng ở đây theo nghĩa gì, thưa ông?

+ Tôi muốn nói tới việc chạy đua đầu tư của DN. Tôi biết có dự án căn hộ cao cấp ở quận 7 mà chủ đầu tư đã bồi thường đất nông nghiệp đến 12 triệu đồng/m2. Mức bồi thường này người nông dân phải làm việc 12.000 năm mới ra được giá trị như vậy. Nhưng thử làm phép tính nếu bồi thường cao như thế cộng thêm tiền thiết kế, triển khai dự án, nuôi bộ máy hành chính để dự án hoạt động và tiền xây dựng thì DN bán giá căn hộ thế nào mới có lãi. Việc chạy đua đầu tư như vậy vô hình trung đẩy giá thành sản phẩm lên và như thế DN tự làm khó cho nhau.

. Vậy theo ông, có “cửa” nào để DN BĐS phát triển bền vững không?

+ Đó là chia sẻ lợi nhuận cho khách hàng. Có một tỉ phú BĐS người Trung Quốc từng chia sẻ với tôi là ông làm các dự án BĐS của mình thường lợi nhuận thu về chỉ khoảng 20%-25% cho một dự án chứ không phải mấy trăm phần trăm như ở Việt Nam. Tuy nhiên, dự án nào của ông tỉ phú này đưa ra kinh doanh cũng đều mang lại thành công.

Bài học của ông này là chia sẻ lợi nhuận cho khách hàng. Bán sản phẩm giá hợp lý, làm ăn uy tín, hướng đến chất lượng và có tâm thế chia sẻ lợi nhuận dài lâu với người mua thì triển khai dự án nào khách hàng cũng theo.

. Theo ông, DN BĐS Việt Nam hiện nay để tồn tại, hoạt động hiệu quả thì cần làm gì?

+ Tôi nghĩ trước khi DN phát triển dự án BĐS cần nghiên cứu kỹ thị trường như thị trường khát căn hộ giá bình dân, diện tích trung bình mà cứ xây căn hộ cao cấp, diện tích lớn là chưa hợp lý. Thứ hai, kinh doanh cái gì cũng vậy, phải chọn những cái mà mình có lợi thế như BĐS thì đó là quỹ đất, xây dựng, tài chính…

. Xin cảm ơn ông.

(Pháp luật TPHCM Online)

  • Phân định tín dụng bất động sản
  • Không nên cứng nhắc"siết" vốn BĐS
  • Bất động sản miền Bắc: Trong khó “ló” cái mới?
  • Chốt phương án xác định giá đất: Có xoá được lực cản CPH?
  • Tổng hợp tin bất động sản tuần 19-25/6
  • Tiền thuê đất được tính theo giá đất thị trường
  • Đà Nẵng: Văn phòng cho thuê ế "chỏng chơ"
  • Vụ dùng căn hộ làm văn phòng: Kiến nghị không ra thông tư
  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!