Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hà Nội: hơn 1.700 căn biệt thự bị bỏ hoang

Kết quả kiểm tra của Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) phối hợp với Sở Xây dựng Hà Nội đối với 18 dự án khu đô thị mới, khu nhà ở trên địa bàn TP Hà Nội vừa công bố cho thấy, rất nhiều biệt thự, nhà liền kề bị “bỏ hoang”.

Trong 18 dự án được kiểm tra, theo thiết kế có tổng số 25.519 căn nhà ở các loại, trong đó 7.419 căn nhà thấp tầng (biệt thự là 3.106 căn, nhà liền kề là 4.313 căn), 18.100 căn hộ chung cư.

Tính đến thời điểm kiểm tra, nhà thấp tầng có 6.860 căn đã xây dựng, trong đó 5.152 căn được đưa vào sử dụng (biệt thự là 1.803 căn, nhà liền kề là 3.349 căn), còn 1.708 căn chưa hoàn thiện (biệt thự còn 831 căn, nhà liền kề còn 877 căn).

Những dự án có số lượng nhà chưa sử dụng nhiều là Khu nhà ở Quang Minh 1 chưa có căn biệt thự nào được sử dụng, Khu nhà ở Quang Minh 2 còn 106/208 căn biệt thự và 67/106 căn liền kề chưa hoàn thiện, Khu đô thị mới Dịch Vọng có 67/82 căn biệt thự và 26/72 nhà liền kề chưa sử dụng, Khu đô thị mới Pháp Vân - Tứ Hiệp còn 100/213 căn biệt thự chưa sử dụng, Khu đô thị mới Mỗ Lao - Làng Việt kiều châu Âu còn 186/257 căn biệt thự và 191/262 nhà liền kề chưa sử dụng.

Những dự án đã được xây dựng cách đây hàng chục năm và cơ bản đáp ứng đầy đủ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội như Khu đô thị Mỹ Đình II còn 19/206 căn biệt thự chưa sử dụng, Khu đô thị mới Trung Yên còn 5/61căn biệt thự và 26/646 nhà liền kề chưa sử dụng.

Tình trạng nhà biệt thự, nhà liền kề chưa hoàn thiện, chưa đưa vào sử dụng diễn ra phổ biến gây lãng phí lớn về tài nguyên đất, lãng phí về tiền của nhân dân, của xã hội, gây mất mỹ quan đô thị và ảnh hưởng xấu tới tình hình an ninh xã hội và môi trường đô thị.

Nguyên nhân chủ yếu là do động đầu cơ bất động sản là nhà đất. Để khắc khục tình trạng trên, Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản kiến nghị xóa bỏ hình thức phân lô bán nền, bán nhà xây thô trong các dự án phát triển nhà ở tại đô thị; chủ đầu tư phải có trách nhiệm hoàn thiện nhà ở trước khi bàn giao cho khách hàng; xây dựng chế tài xử phạt các chủ đầu tư bán nhà xây thô và không thực hiện tốt việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ.

Bên cạnh đó, Cục kiến nghị nghiên cứu ban hành chính sách thuế đủ mạnh để hạn chế tình trạng đầu cơ nhà, đất mà không đưa vào sử dụng.

Một trong những động thái liên quan, Bộ Tài chính đang xem xét ba phương án xử lý đối với biệt thự bỏ hoang. Một là, sau 3 tháng mà không đưa biệt thự vào sử dụng thì sẽ bị thu thuế 5% trên giá trị hợp đồng, còn sau 1 năm mà biệt thự đó vẫn để hoang thì sẽ bị tính thuế 10%. Hai là, xử phạt hành chính. Nếu biệt thự bỏ hoang thì chủ sở hữu tài sản này sẽ bị phạt 10 - 20 triệu đồng/căn. Ba là, tính thuế theo diện tích đất của căn nhà, với mức thuế 0,15%/năm theo giá trị trên hợp đồng mua nhà. Phương án này được xây dựng dựa theo Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2012.

(Đầu tư Chứng khoán điện tử)

  • Bất động sản Hà Nội quen với giá ảo
  • Apeci xây chợ cao 8 tầng nhìn ra Hồ Tây
  • Liền kề KĐT mới Xuân Hòa chào bán giá 8-9 triệu đồng/m2
  • Doanh nghiệp địa ốc đến thời "sàng lọc"
  • Thị trường bất động sản: Đang trở lại giá trị thực
  • Tín dụng bất động sản trước áp lực “siết” nợ phi sản xuất
  • Chung cư giá rẻ giật mình
  • Cấm chia lô, bán nền và cuộc “chạy nước rút” của giới đầu tư
  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!