Tòa nhà thu nhập thấp CT1 Ngô Thì Nhậm được thiết kế không khác gì một chung cư thương mại cao tầng - Ảnh: Bảo Anh.
Hơn hai năm trước, một chính sách về nhà ở cho những đối tượng gặp khó khăn đã được ban hành, nhưng xem ra đến thời điểm này chính những người hoạch định chính sách lại đang phải đau đầu, bởi những vấn đề mà lẽ ra phải được tính toán thấu đáo từ trước đó.
Chính vì thế, không chỉ các doanh nghiệp, chủ đầu tư tham gia chương trình nhà ở xã hội (trong đó có nhà cho các đối tượng thu nhập thấp) cảm thấy bế tắc, chán nản mà ngay cả những đối tượng chính của chương trình là những người gặp khó về nhà ở cũng phải thốt lên rằng: có quá nhiều điều bất cập của chính sách khiến "giấc mơ" có nhà của họ quá xa vời.
Họp nhiều vẫn vướng
Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến thời điểm này, thành phố đã chấp thuận cho phép khởi công cũng như đã và đang triển khai các thủ tục, tổng cộng là 11 dự án đầu tư xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp trên địa bàn với tổng diện tích đất ở (không kể diện tích hạ tầng kỹ thuật-xã hội của dự án) là 21 ha, xây dựng khoảng 11.700 căn hộ đáp ứng chỗ ở cho khoảng 41.600 người.
Tính đến cuối tháng 8/2011, đã có một dự án hoàn thành là tòa nhà chung cư cao tầng CT1 - Ngô Thì Nhậm (Hà Đông) của Công ty Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai, với tổng cộng 328 căn hộ được bán ra.
Ngoài ra, có 5 dự án đã khởi công xây dựng với 3.422 căn hộ tại Kiến Hưng (Hà Đông) và Sài Đồng (Long Biên), Đặng Xá (Gia Lâm) đã đủ điều kiện tổ chức nhận đơn, ký hợp đồng mua bán nhà với người dân có nhu cầu mua nhà ở cho người thu nhập thấp. Ngoài ra, có 5 dự án đang trong quá trình hoàn thành thủ tục đầu tư để chuẩn bị khởi công trong thời gian tới.
Tuy nhiên, để có được những con số trên, kể từ sau khi Nghị định 108 của Chính phủ được ban hành từ tháng 4/2009 đến nay, thống kê chưa đầy đủ cho thấy, đã có đến hàng trăm cuộc họp kín họp mở, hội nghị, hội thảo của cơ quan cấp bộ và UBND thành phố để bàn chuyện xây nhà cho người thu nhập thấp.
Riêng với thành phố Hà Nội, lịch làm việc của lãnh đạo thành phố trong suốt hơn 2 năm qua, hầu như tháng nào cũng có các cuộc họp về chủ đề nhà thu nhập thấp, nhà ở xã hội.
Họp nhiều, bàn nhiều, sửa đổi nhiều, song dường nhưng mục đích cuối cùng thì dường như vẫn chưa chạm tới được.
Tại một cuộc họp mới nhất của UBND thành phố Hà Nội về chương trình xây nhà cho người thu nhập thấp, tổ chức chiều 7/9, đại diện các sở Xây dựng, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, các doanh nghiệp... thừa nhận, vẫn có quá nhiều điểm “nghẽn” khiến chương trình không được như kỳ vọng.
Một trong những điểm “nghẽn” được cho là khá quan trọng là chuyện khoanh vùng đối tượng được xét duyệt mua nhà thu nhập thấp. Theo quy định ban đầu của thành phố Hà Nội, chỉ những người có hộ khẩu thường trú tại các quận nội thành mới là đối tượng được nộp đơn mua nhà.
Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ban hành, quy định này đã trở nên lỗi thời vì không thấy mấy ai là người nội thành đến nộp đơn xét duyệt mua nhà. Bất đắc dĩ, đầu tháng 3/2011, trong lần mở bán tại dự án nhà thu nhập thấp Kiến Hưng, thành phố đã phải phá lệ khi bãi bỏ quy định giới hạn hộ khẩu nội thành, thay vào đó là tất cả người dân có hộ khẩu tại Hà Nội có thể tham gia đăng ký mua nhà.
Song, do những bất cập trong thiết kế, giá cả, việc bỏ giới hạn hộ khẩu của thành phố dường như vẫn có nhiều ý nghĩa khi dự án nhà giá thấp tại lô No 11A và No 12-2 ở khu đô thị mới Sài Đồng (quận Long Biên) còn tới hơn 100 khách hàng (trên tổng số 400 hồ sơ) chưa ký hợp đồng mua nhà dù chủ đầu tư đã ra thông báo tới lần thứ 3. Thậm chí không ít hộ gia đình nằm trong diện được ký hợp đồng mua nhà đã tự nguyện rút đơn vì không đủ khả năng tài chính.
Trước thực tế đó, trong cuộc họp ngày 7/9, lãnh đạo thành phố Hà Nội cũng đã tính tới giải pháp sẽ cho cả những người tạm trú tại Hà Nội được nộp đơn xét duyệt mua nhà thu nhập thấp, tất nhiên kèm theo đó vẫn là một điều kiện giới hạn với những đối tượng hưởng lương ngân sách.
Vô số mâu thuẫn
Theo đại diện các khách hàng có ý định mua nhà thu nhập thấp, sở dĩ họ không mặn mà với chương trình nhà thu nhập thấp vì thực tế giá bán của những căn hộ thuộc diện này lại không được như tên gọi, trong khi địa điểm, vị trí dự án lại cách trung tâm thành phố trên dưới 20 km.
Không những thế, do cơ quan quản lý không đứng ra cầm trịch việc định giá mà chỉ có chỉ đạo chung chung dẫn tới việc giá thành mỗi dự án, mỗi chủ đầu tư "hét" một giá. chẳng hạn, tại dự án ở Xuân Mai, giá chỉ là 8,8 triệu đồng/m2, nhưng dự án Ngô Thì Nhậm thì đã trên 11 triệu đồng/m2, rồi đến dự án ở Sài Đồng, giá đã là 13,3 triệu/m2, vượt quá khả năng thanh toán của nhiều đối tượng “thu nhập thấp”.
Điều đáng nói ở đây, trong khi các chi phí gần như ngang bằng nhau, thủ tục, đất đai cũng được hưởng các ưu tiên tương tự nhau thì giá nhà thu nhập thấp tại Hà Nội lại ngang bằng với giá nhà thương mại tại Tp.HCM - nơi vốn được xem là áp lực về nhà ở còn cao hơn nhiều so với Thủ đô.
Rồi, không hiểu sao, trong khi các căn hộ chung cư mini do tư nhân xây dựng với diện tích chỉ từ 30 - 40 m2 ở ngay nội thành được rất nhiều người quan, săn tìm mua thì hầu hết các dự án nhà thu nhập thấp lại được thiết kế với diện tích từ 60 - 70 m2. Nếu nhân với mức giá trên 13 triệu đồng/m2 thì số tiền bỏ ra để mua nhà là không hề nhỏ.
Để khắc phục bất cập trên mà cụ thể là giảm giá thành, giá bán, Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Quốc Tuấn đã kiến nghị thành phố nên sớm ban hành quy định đối với các dự án nhà giá thấp, căn hộ có diện tích 35 - 45 m2 sẽ phải chiếm khoảng 20%, diện tích 45 - 60 m2 chiếm 60%, căn hộ 60 - 70 m2 chỉ chiếm 20% dành cho những người có điều kiện tốt hơn một chút.
Cũng trong cuộc họp ngày 7/9, đại diện lãnh đạo Sở Tài chính Hà Nội cho rằng, câu chuyện giá bán nhà thu nhập thấp tại Thủ đô hiện đang chứa đựng mâu thuẫn giữa việc khuyến khích doanh nghiệp tham gia và vấn đề đảm bảo an sinh xã hội.
Tuy nhiên, cơ quan này lại kiến nghị Bộ Xây dựng nên xem xét bãi bỏ quy định “giá bán phải theo cấp thẩm quyền phê duyệt”, thay vào đó là “doanh nghiệp phải đăng ký giá để duyệt dự án đầu tư”.
Ở góc độ chủ đầu tư, đại diện các doanh nghiệp tham gia đều thống nhất, dù Bộ và thành phố đã ban hành hàng tá văn bản về nhà thu nhập thấp nhưng cái quan trọng nhất là quy chuẩn chung để xây nhà thu nhập thấp thì lại... chưa thấy đâu.
Đại diện lãnh đạo Vinaconex Xuân Mai, Handico 5... cho rằng, do chưa có quy chuẩn về việc xây dựng nhà thu nhập thấp nên chủ đầu tư buộc phải áp dụng xây dựng theo quy chuẩn nhà cao tầng. Do đó, ngoài việc phần xây thô nhà phải đảm bảo chất lượng, thì phần hoàn thiện cũng khó rẻ hơn vì cửa kính, cửa gỗ của nhà cũng phải đảm bảo an toàn, các thiết bị ngầm cũng phải làm chất lượng tốt... khó có thể hạ giá thành theo nguyện vọng của người dân.
TP.HCM là địa điểm kinh doanh hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Chính vì vậy, thị trường địa ốc, đặc biệt là phân khúc văn phòng cho thuê ở đây luôn lsôi động và phong phú.
Cùng với xu hướng ấm lên, thị trường bất động sản Hà Nội lại đang xuất hiện trở lại nhiều trường hợp đầu tư, thậm chí là “đầu cơ’, “thổi giá” nhà ở.
Trong khi thành phố đang đẩy mạnh xóa quy hoạch “treo”, thì tại quận Bình Tân, một dự án (DA) “cột” hàng chục ngàn mét vuông đất của 14 hộ dân suốt 17 năm nay khiến mọi nguời điêu đứng.
Nợ xấu bất động (BĐS) khoảng 10.000 tỷ đồng (chiếm 4% - theo báo cáo của các ngân hàng thương mại) chủ yếu là nợ xấu của các đại gia chứ không phải của cả thị trường BĐS.
Mặc dù được đánh giá có nhiều tiềm năng trong lĩnh vực bất động sản nhưng các nhà đầu tư ngoại vẫn đang rất thận trọng đầu tư, do tình hình kinh tế vĩ mô còn bất ổn.
Bộ Xây dựng vừa kiến nghị Chính phủ cho phép được điều chỉnh tổng mức đầu tư các dự án xây dựng công trình sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên do giá nguyên, nhiên, vật liệu xây dựng, tỷ giá hối đoán và chế độ tiền lương tối thiểu tăng làm vượt tổng mức đầu tư dự án.
Ngày 1/9, Công ty Becamex IDC tổ chức khánh thành giai đoạn 1 khu đô thị kiểu mẫu Becamex City Center và khai trương trung tâm thương mại với tổng diện tích 12.500 m2.
UBND thành phố Hà Nội vừa yêu cầu các đơn vị liên quan chấn chỉnh việc cấp đất, lập dự án nhà ở cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách trên địa bàn thành phố.
Cùng với đà giảm của lãi suất ngân hàng, thị trường nhà đất Hà Nội cũng đang hồi sinh, lượng giao dịch thành công ở một số phân khúc chung cư, nhà riêng lẻ tăng lên 20% so với tháng tháng 7.
Những "lình xình" về Dự án CT1 tại Khu đô thị Vân Canh (Hoài Đức, Hà Nội) của CTCP Bất động sản AZ (AZ Land) lắng xuống khi CT1 được khởi công, thì Dự án CT2 của công ty này lại nổi lên với nhiều bức xúc của NĐT.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2030 với mục tiêu xây dựng Côn Đảo theo hướng phát triển hiện đại và bền vững.
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Để phát triển Phú Quốc trở thành một trung tâm dịch vụ du lịch lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á, cần thiết phải có những chính sách ưu đãi vượt trội”.
Đã đến lúc thế hệ Gen Y là động lực phát triển kinh tế chính của thế giới về tiêu dùng, đầu tư, tiết kiệm, dịch vụ tài chính…Do đó, họ sớm trở thành khách hàng quan trọng của ngân hàng bán lẻ.
TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam cho rằng, nếu tính đủ cả nợ doanh nghiệp nhà nước thì mức nợ công hiện nay đã vượt quá trần nguy hiểm rất nhiều.
“Khủng khiếp”, đó là chữ được TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam, dùng để nói về độ lớn mức vay nợ của các doanh nghiệp nhà nước, có liên quan mật thiết đến nợ công.
Đó là ý kiến của các chuyên gia tại hội thảo 'Bảo hiểm hưu trí tự nguyện: Cơ hội cho doanh nghiệp và người lao động' do Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Báo Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức ngày 30.7
Bài viết này nhằm mục đích xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam thông qua một phương pháp tiếp cận đơn giản. Mô hình ước lượng của chúng tôi sử dụng cơ sở lý thuyết về lạm phát cho một nền kinh tế nhỏ và mở. Bài viết cố gắng đưa một một vài gợi ý thận trọng cho chính sách kiềm chế lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn thực hiện chính sách kích cầu.
Dù lạm phát vẫn đang ở mức thấp hơn so với năm 2008, nhưng tỷ lệ này tăng mạnh từ giữa năm 2009 và đang trở thành nguy cơ lớn nhất đối với Ấn Độ và Việt Nam. Trung Quốc; Singapore đã tuyên bố nâng giá đồng tiền; Ngân hàng Trung ương Ôxtrâylia, Ấn Độ, Malaixia, Philíppin và Việt Nam cũng đã lần lượt tăng lãi suất trong mấy tháng qua. Nỗi lo lạm phát gia tăng đang đè nặng lên các nền kinh tế Châu Á.
Với số nợ và mức thâm hụt thương mại quá lớn với Trung Quốc như hiện nay, Mỹ đã gia tăng áp lực bằng mọi cách buộc Trung quốc phải "thả lỏng" đồng nhân dân tệ. Ngày 15-4 sắp tới, Bộ Tài chính Mỹ sẽ phải đưa ra tuyên bố xem Trung Quốc có phải là “nước thao túng tiền tệ” hay không. Khả năng xảy ra cuộc chiến tranh tiền tệ mới là rất lớn, theo giới phân tích đây có thể là một phần của âm mưu toàn cầu nhằm thiết lập trật tự thế giới mới.
72% doanh nghiệp tư nhân VN căng thẳng vì vốn. Theo Standard Chartered đồng Việt Nam sẽ giảm giá hơn nữa trong thời gian tới và lạm phát của VN năm nay sẽ ở mức 8,9%. Cơ chế lãi suất trần không còn phù hợp với thực tế. Ngân hàng Nhà nước cần phải thay đổi cơ chế cũ bằng một cơ chế mới, nếu không sẽ gây ra sự đè nén, kiềm chế sự phát triển kinh tế cũng như làm cho sự lưu thông tiền tệ có những tắc nghẽn và biến tướng khó kiểm soát.
Trong một thời gian ngắn, nhằm khơi thông nguồn cung cầu trên thị trường ngọai tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã liên tục có 2 lần thay đổi tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng đô la Mỹ. Nhiều chuyên gia dự báo sẽ có thêm một đợt thứ ba trong năm nay, nhưng chưa biết khi nào - có thể vào quý III năm 2010? Liệu có xuất hiện tâm lý bất an khi sở hữu đồng nội tệ ?
Năm 2009 là năm không yên ả đối với thị trường tài chính Việt Nam khi các lĩnh vực tiền tệ, ngoại hối, thị trường vốn đều biến động phức tạp và liệu thực tế này có tái hiện trong năm nay không lại là câu hỏi không dễ trả lời.
Quyết định của Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại được cho vay lãi suất thỏa thuận đối với các khoản vay trung dài hạn và thu thêm phí đối với các khoản vay ngắn hạn đang gây phản ứng trái nhiều từ các góc nhìn quan sát. Lãi suất thoả thuận đối với các khoản cho vay trung dài hạn của doanh nghiệp có nơi lên đến 18%/năm. Nhiều ý kiến cho rằng, mức này đã đến giới hạn chịu đựng của doanh nghiệp.
Việt Nam đã vượt qua đáy suy thoái kinh tế nhưng thị trường tiền tệ vẫn chưa bền vững, rủi ro cao. Chính phủ nên tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, không nên chạy theo giải pháp phá giá tiền đồng.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, thị trường nhà đất năm 2010 sẽ có nhiều áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và thách thức trước sự đổ bộ nhiều hơn của nhà đầu tư nước ngoài. Giới đầu tư cần có góc nhìn thực tế hơn và họ sẽ phải đau đầu đối diện với thách thức chọn sản phẩm nào và bán cho ai.
Do nhu cầu nhà đất còn rất lớn nên việc đầu tư vào thị trường bất động sản hằng năm lợi nhuận có thể đạt từ 25%-30%, nếu gặp đột biến có thể lên đến 150%.