Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Người nước ngoài “chê” nhà ở Hà Nội

picture
Nhiều căn hộ tiện nghi, sang trọng có giá vừa phải tại Hà Nội vẫn không được người nước ngoài lựa chọn.

Cục Đăng ký và Thống kê đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) vừa công bố danh sách cá nhân người Việt định cư ở nước ngoài, người nước ngoài đăng ký mua và sở hữu nhà tại Việt Nam.

Theo đó, tính đến 10/4/2012, đã có 299 cá nhân đăng ký, sở hữu nhà chính thức tại Việt Nam, rải đều trên các tỉnh, thành cả nước. Tính từ cuối năm 2011 đến nay, cả nước chỉ có thêm 3 trường hợp nói trên sở hữu nhà tại Việt Nam.

Đáng chú ý, trong số 299 cá nhân, có đến 252 người chọn Tp.HCM là địa điểm để mua, sở hữu nhà. Tiếp đến là thành phố Cần Thơ với 12 căn đã hoàn tất việc sang tên cho chủ mới.

Các tỉnh, thành như Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Hải Phòng, Đồng Tháp... mỗi địa phương đều có từ 1 – 6 căn nhà thuộc sở hữu của người Việt định cư nước ngoài hoặc người nước ngoài "xịn".

Đáng chú ý, dù là Thủ đô của Việt Nam và trong thời gian qua, giá bất động sản đã giảm khá nhiều, song Hà Nội lại không được các kiều bào, người nước ngoài chọn để mua và sở hữu nhà khi chỉ có 4 căn được bán cho các đối tượng thuộc diện này. Trong đó có đến 3 người mang quốc tịch Việt Nam, chỉ có một công dân người nước ngoài (Cộng hòa Séc) sở hữu nhà tại Hà Nội.

Hơn nữa, trong số 4 người sở hữu nhà tại Hà Nội nói trên, địa điểm, khu vực mà họ chọn mua lại hầu hết là ở ngoại thành (2 ở Mê Linh, 1 ở Gia Lâm).

Theo Cục Đăng ký thống kê đất đai, trong số 299 cá nhân sở hữu nhà tại Việt Nam, đại đa số vẫn là người Việt định cư tại nước ngoài và mang quốc tịch ngoại. Số người nước ngoài sở hữu nhà tại Việt Nam vẫn chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn.

Tuy nhiên, cũng theo một cán bộ cơ quan này, trên thực tế có thể số người Việt định cư ở nước ngoài hoặc người nước ngoài bỏ tiền ra mua nhà tại Việt Nam sẽ cao hơn số liệu đăng ký chính thức nói trên, thông qua việc nhờ người thân, họ hàng trong nước đứng tên trên giấy tờ.

(Theo Vneconomy)

  • Địa ốc hy vọng tìm vốn qua kênh cổ phiếu
  • "Kích" bất động sản: Khả thi hay bất khả kháng?
  • Bất động sản chưa thoát thế giằng co
  • Quyết định của Hà Nội về phí chung cư không có tính bắt buộc?
  • Cư dân Keangnam tạm chấp nhận mức phí mới
  • Hà Nội đã có kế hoạch di dời 1.800 hộ dân phố cổ
  • Chia nhỏ căn hộ: Nên hay không?
  • Văn phòng cho thuê: Nam - Bắc cùng khó
  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!