Giai đoạn từ 2011 – 2014 sẽ có rất nhiều dự án TTTM mở cửa, ước tính có khoảng 660.000m2 sàn, gấp khoảng 6 lần tổng diện tích sàn bán lẻ hiện nay của Hà Nội.
Tổng quan thị trường bán lẻ Hà Nội
Hà Nội được xem là thị trường có rất nhiều triển vọng cho việc phát triển các dự án bất động sản TTTM. Do đó, trong một vài năm tới sẽ có rất nhiều dự án được triển khai xây dựng và đưa vào sử dụng. Điểm đáng chú ý là các dự án đều tập trung ở khu vực ven thành phố (dọc vành đai 2 và 3), đặc biệt là khu vực Mỹ Đình với nhiều dự án lớn.
Doanh thu bán lẻ 6 tháng đầu năm 2010 của Hà Nội tăng 28,2% so với cùng kỳ năm 2009, đây vẫn là mức tăng trưởng cao. Nguồn cung quý II/2010 tăng 3,86% so với quý trước với sự xuất hiện của Saigon Co.opmart với 7.500m2 sàn, và tăng hơn 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý III/2010, Grand Plaza với 18.000m2 sàn được đưa vào sử dụng, quý IV/2010 TTTM chợ Hàng Da với 9.312m2 sàn được đưa vào sử dụng.
Giá thuê mặt bằng bán lẻ trung bình hiện nay tại Hà Nội trung bình 55 USD/m2 tại khu vực trung tâm (CBD), và 35 USD/m2 tại khu vực ngoài trung tâm. Tỷ lệ trống khu trung tâm bằng 0%, ngoài trung tâm khoảng 10%.
Một số dự án có mặt bằng bán lẻ cho thuê cao nhất hiện nay là Metropole Arcade với giá thuê cao nhất 150 USD/m2, Vicom 1 giá thuê cao nhất 135 USD/m2, Vincom 2 giá cao nhất 95 USD/m2, Pacific Place và Opera Business Centre có giá cao nhất 100 USD/m2, Tràng Tiền Plaza cao nhất 80 USD/m2.
Nguồn cung tăng gấp 6 lần hiện tại trong 3 năm tới
Thành phố Hà Nội mở rộng về phía Tây, và nơi đây cũng là nơi sẽ xây dựng nhiều dự án mới với quy mô rất lớn trong những năm tới. Theo thống kê sơ bộ, từ 2011 đến 2014 sẽ có khoảng 665.000m2 TTTM tại các dự án mới sẽ mở cửa trong vòng 3 năm sau.
Các Dự án chính của HN trong tương lai | ||
Năm | Dự án | Quy mô |
2010 | Hang Da Market – Hoàn Kiếm | 9.312m2 |
Pico Mall – Đồng Đa | 30.000m2 | |
2011 | Savico Plaza Hanoi – Long Biên | 52.000m2 |
Keangnam Hanoi Landmark Tower – Từ Liêm | 97.000m2 | |
2012 | Lotte Centre Hanoi – Ba Đình | 35.000m2 |
Indochina Plaza Hanoi – Cầu Giấy | 20.000m2 | |
Ciputra Mall Hanoi – Tây Hồ | 120.000m2 | |
2013 | Times Square Hanoi – Từ Liêm | 30.000m2 |
Nam Dan Plaza – Từ Liêm | 10.000m2 | |
Yen So Park Shoping Mall – Hoàng Mai | 50.000m2 | |
Giang Vo Complex – Đống Đa | 12.200m2 | |
2014 | Hanoi Royal City – Thanh Xuân | 200.000m2 |
Tổng cộng | 665.000m2 |
Trong năm 2010 và đến 2012 khu CBD Hà Nội duy nhất có Hang Da Market được đưa vào sử dụng.
Triển vọng và xu hướng thị trường
Ông Rechard Leech – Giám đốc CBRE Việt Nam nhận định, trong tương lai, nguồn cung các dự án TTTM mới trong khu trung tâm là đặc biệt hạn chế. Bởi việc cấp phép xây dựng các công trình trong khu trung tâm bị kiểm soát chặn chẽ từ ngày 31/12/2009 theo Thông báo số 348/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ.
Giá trị bất động sản tại khu trung tâm sẽ có xu hướng bền vững trong dài hạn. Sở hữu bất động sản trong khu vực này luôn đem lại giá trị thặng dự lớn.
Hiện nay, thị trường bán lẻ Hà Nội đang hình thành một xu hướng mới đó là khu bán lẻ nằm dưới tầng hầm như Ciputra Mall, Pico Mall,…cũng giống như một số dự án ở TP.HCM như Vincom Centre có 3 tầng hầm làm TTTM.
Một trong những hạn chế hiện nay đối với thị trường bán lẻ Hà Nội đó là các thương hiệu lớn trên thế giới khi nhắm đến thị trường Việt Nam họ rất thiếu những khu bán lẻ phù hợp, do thiếu hụt nguồn cung ở khu CBD. Bởi hiện nay rất khó khăn để phát triển các dự án tại khu vực này.
Bên cạnh đó, hiện nay đa số các dự án TTTM là được phát triển khu ngoài trung tâm, trong khi đó khách thuê lựa chọn đầu tiên là khu vực trung tâm do đó đây cũng là một khó khăn cho thị trường.
Trong tương lai, Hà Nội sẽ tiếp tục xây dựng lại các chợ truyền thống theo mô hình kết hợp chợ truyền thống và TTTM hiện đại. Và đây cũng là xu hướng chủ yếu của thị trường trong nhưng năm tới.
(Theo Cafef)