Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhà ở thu nhập thấp có nguy cơ vào tay người giàu

Mặc dù có quy định rõ về đối tượng, điều kiện mua nhà ở thu nhập thấp, nhưng thực tế quá trình giải quyết bán nhà vẫn có nhiều bất cập ngay từ khâu nhận hồ sơ.

Người nghèo: Cửa hẹp

Mặc dù chủ đầu tư dự án - Cty Vinaconex Xuân Mai chỉ tiếp nhận hồ sơ trong hai tuần với 328 căn hộ và dù Cty này có trụ sở cách xa trung tâm Hà Nội gần 40 km nhưng lượng người đến nộp đơn vẫn đông như trảy hội.

Theo chủ đầu tư, đối tượng nộp hồ sơ đến từ nhiều quận, huyện khác nhau, với đầy đủ thành phần. Trong đó các đối tượng ưu tiên chính của thành phố như: các gia đình chính sách, thương binh, liệt sỹ, nghệ sỹ nhân dân, giáo sư...(tương đương mức trên 90 điểm), đồng thời thỏa mãn các tiêu chí để được mua nhà chiếm số lượng không nhiều (khoảng 10% số lượng hồ sơ đã nộp).

“Tuy nhiên, trong số 1.890 hồ sơ tiếp nhận, thì gần một nửa không hợp lệ hoặc cần làm rõ, bổ sung thông tin. Số hồ sơ đạt trên 90 điểm cũng chưa đến 100 trường hợp”- Ông Đặng Hoàng Huy- Giám đốc Cty Vinaconex Xuân Mai, cho biết.

Có rơi vào tay người giàu?

Cả người dân và chủ đầu tư đều cho rằng, nhiều vướng mắc, bất cập đã phát sinh. Theo quy định, đối tượng được mua nhà thu nhập thấp là những người sống tại khu vực đô thị, trong khi thực tế nhiều trường hợp đến từ các huyện khu vực Hà Nội mở rộng, các xã ngoại thành.

Hay như quy định về mức bình quân thu nhập tính theo đầu người trong hộ phải thấp hơn mức bình quân của người dân Thủ đô, nhưng đến nay cụ thể mức này là bao nhiêu vẫn chưa có con số cụ thể. Điều này gây khó cho cả người dân lẫn chủ đầu tư cũng như cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.

“Mẫu đơn phần xác nhận về hộ khẩu, nhân khẩu và thực trạng nhà phải có chữ ký của tổ trưởng dân phố và chủ tịch phường (xã). Nhưng xin được xác nhận của ông tổ trưởng lên phường, thì phường chỉ xác nhận chữ ký của tổ trưởng dân phố. Trong khi phía tiếp nhận lại cho rằng chính quyền địa phương phải trực tiếp xác nhận về tình trạng nhà ở” - Anh Hoà ở quận Hà Đông, nói.

Nhiều trường hợp có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội đã có nhà thậm chí nhiều nhà trước đây nhưng nay đã bán, chuyển đến một địa bàn khác và được UBND phường, xã xác nhận là đang tạm trú tại đó và chưa có nhà ở vậy có được coi là không có nhà ở hay không?

Ông Nguyễn Quốc Tuấn - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho rằng để xác định đúng đối tượng cần phải có hậu kiểm của công an nơi ở cũ và mới. Hơn nữa chủ đầu tư, cơ quan chức năng cũng phải xác minh xem khách hàng đã từng có nhà chưa.

Tuy vậy theo tìm hiểu của chúng tôi việc xác định này là vô cùng khó khăn. Với những thủ tục khá khó đối với người nghèo ngay khâu nộp hồ sơ, rất có thể cơ hội lại được đẩy sang các nhà đầu tư giàu có. Và câu chuyện nhà ở thu nhập thấp tại Hà Nội sẽ còn nhiều điều phải bàn tới.

(Báo Lao Động)

  • “Nỗi đau” của người mua nhà theo giá USD
  • Từ năm 2011-2015, Tp.HCM sẽ xây 39 triệu m2 sàn nhà ở
  • Đất nền dự án vẫn khó bán
  • Đà Nẵng: văn phòng cho thuê ế khách
  • Giá bất động sản - sự phi lý trong cái hợp lý
  • Xác định giá đất vẫn còn là ẩn số!
  • Bất động sản sinh thái Phát triển nhưng chưa có chuẩn
  • Bình Dương: giá đất nền thứ cấp giảm 16%
  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!