Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Siết tín dụng, DN địa ốc “liệu cơm gắp mắm”!

Trong bối cảnh thị trường BĐS khá trầm lắng, việc Ngân hàng Nhà nước ra chỉ thị siết chặt tín dụng đối với lĩnh vực này sẽ khiến thị trường BĐS tại TP. HCM càng khó khăn hơn. Vậy các DN BĐS sẽ xoay xở như thế nào trong điều kiện như hiện nay?

Ông Trần Minh Hoàng, Chủ tịch HĐQT Công ty Địa ốc Vinaland (VNI)


Với DN kinh doanh đầu tư BĐS, vốn là yếu tố vô cùng quan trọng. Với mức lãi suất cao như hiện nay, nếu kéo dài thì khó có DN nào làm nổi. Tuy nhiên, theo tôi, nếu các giải pháp kiềm chế lạm phát được thực hiện thành công thì lãi suất chắc chắn sẽ hạ nhiệt và DN sẽ “dễ thở” hơn.

Cũng theo cách hiểu của tôi, dù nói là siết chặt tín dụng với BĐS, nhưng không có nghĩa là không cho vay. Với những dự án đầu tư nào có vị trí tốt, tính khả thi cao, các ngân hàng  sẵn sàng cho vay vốn. Có nhiều dự báo năm nay là năm thị trường BĐS gặp nhiều khó khăn, song với Vinaland, năm 2011 là năm mở ra bước ngoặt lớn. Theo kế hoạch, cuối năm nay Công ty sẽ khởi công Dự án Vinaland Tower tại phường Phú Mỹ, quận 7, TP. HCM. Hiện chúng tôi đang trong giai đoạn hoàn tất thiết kế, xin giấy phép xây dựng, đồng thời đàm phán với các đối tác về phương án vốn để triển khai dự án. Do có sự chuẩn bị khá kỹ, tôi cho rằng, Công ty sẽ ứng phó được với những khó khăn trước mắt.

Ông Lê Chí Hiếu, Chủ tịch HĐQT CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (TDH)


Chủ trương siết tín dụng cùng với việc lãi suất ngân hàng tăng đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của DN, đặc biệt là với DN kinh doanh trong lĩnh vực BĐS. Bởi lẽ, lĩnh vực này đòi hỏi rất nhiều vốn. Tìm vốn đầu vào đã khó, lãi suất tín dụng cao, tình hình lạm phát và việc tăng giá điện, xăng… lại đẩy chi phí sử dụng vốn lên cao. Trong khi đó, giá đầu ra khó có thể tăng thêm vì sức mua của người dân chưa đáp ứng. Trong bối cảnh đó, TDH sẽ chỉ tập trung vào các dự án tiềm năng và có khả năng tạo ra dòng tiền.

Tuy nhiên, những khó khăn hiện nay chỉ mang tính tạm thời và vẫn nằm trong dự liệu của TDH. Chúng tôi tin tưởng rằng, nếu 6 tháng cuối năm kinh tế vĩ mô ổn định thì cả BĐS và TTCK sẽ phục hồi tốt. Trong tình hình khó khăn trước mắt, không chỉ riêng TDH mà hầu hết DN phải xem xét lại kế hoạch kinh doanh dựa trên cơ sở nguồn vốn có khả năng huy động.

Ông Lâm Văn Chúc, Chủ tịch HĐQT CTCP Địa ốc Phúc Đức

Dòng tiền lưu thông trên thị trường BĐS lâu nay đều có sự trợ giúp từ vốn ngân hàng. Tuy nhiên, lãi suất ngân hàng tăng cao như hiện nay đã gây khó cho cả đầu vào và đầu ra của thị trường này. DN thì không dám vay (hoặc vay không được) tiền để đầu tư, trừ những DN nào chắc chắn sẽ đạt lợi nhuận từ 30% trở lên, còn người tiêu dùng cũng không dám vay tiền để mua nhà hay đầu tư vì lãi suất quá cao.

Với quyết tâm kiềm chế lạm phát của Chính phủ, hy vọng sắp tới tình hình sẽ có sự cải thiện, còn hiện nay, quan điểm của chúng tôi là co cụm để chờ đợi.

Ông Trần Đức Phương, Tổng giám đốc Công ty Địa ốc Nam Tiến

Trong lĩnh vực BĐS, dù DN có mạnh cỡ nào đi nữa cũng đều phải sử dụng vốn vay ngân hàng. Do đặc thù chung, lâu nay chúng ta chưa có nhiều kênh huy động vốn như các nước, nên nguồn vốn DN dựa chủ yếu vào vốn vay ngân hàng và vốn huy động từ khách hàng.

Chủ trương siết chặt tín dụng với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh BĐS sẽ khiến DN càng khó tiếp cận hơn nguồn vốn tín dụng, hơn nữa với mức lãi suất cao như hiện nay, nếu có vay được thì DN cũng phải đắn đo. Còn nguồn vốn huy đông từ khách hàng hiện càng không có tính khả thi do thị trường quá trầm lắng, nguồn cung nhiều, còn khách hàng có nhu cầu mua rất hạn chế.

Quan điểm của chúng tôi hiện nay là "liệu cơm gắp mắm", chỉ chọn những sản phẩm đất nền có suất đầu tư thấp, ít ảnh hưởng đến nguồn vốn vay để đầu tư và phân phối. Mặt khác, sẽ tiết giảm chi phí tối đa, chờ khi nào tình hình tốt hơn sẽ tung ra cũng không muộn.

(Đầu tư Chứng khoán điện tử)

  • Nhà siêu mỏng tại Hà Nội sẽ bị thu hồi
  • Ưu và nhược của quỹ đầu tư bất động sản
  • Căn hộ cho thuê tại Hà Nội đắt khách
  • BĐS sôi động bất chấp siết chặt tín dụng
  • Tỷ giá leo thang, người mua nhà lãnh đủ
  • Bất động sản Hà Nội rậm rịch tăng giá
  • “Bắt bệnh” BĐS nghỉ dưỡng
  • Chỉ 25% đối tượng mua nhà có nhu cầu ở thực sự
  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!