Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường mặt bằng bán lẻ toàn cầu: Ghi nhận mức giá thuê ổn định

Giá thuê chủ yếu tại các điểm đến hàng đầu của thị trường bán lẻ thế giới đã ổn định trên toàn cầu, với một số thị trường hiện đang chứng kiến sự tăng trưởng về giá thuê do nền kinh tế đang trên đà hồi phục và lòng tin của người tiêu dùng bắt đầu được cải thiện, theo thông tin từ một báo cáo mới đưa ra.

Bản báo cáo tổng hợp mới nhất của thị trường bán lẻ toàn cầu từ CB Richard Ellis cho thấy nhu cầu về mặt bằng bán lẻ cao cấp ở hầu hết các thị trường vẫn còn duy trì ở mức cao, với việc một số thành phố ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể so với năm ngoái vào cuối quý III năm 2010.

Giá thuê mặt bằng bán lẻ cao cấp trên toàn cầu đã tăng 0,2% trong quý III so với quý II năm 2010. Giá thuê về cơ bản hàng năm tăng tại 3 trong số những khu vực chủ chốt của thị trường toàn cầu. Cụ thể, các quốc gia châu Mỹ có sự gia tăng về giá thuê cao nhất khi đạt mức 6%, Châu Á tăng 4% và ở mức 3% tại khu vực quanh Thái Bình Dương.

Ngược lại, giá thuê ở châu Âu, Trung Đông và Châu Phi (gọi tắc là khu vực EMEA) năm nay giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý III, phần lớn là do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế ở các thị trường bao gồm cả Tây Ban Nha, Ireland và Hy Lạp. Tuy nhiên, đa phần giá thuê vẫn ổn định và một số thành phố đã ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể hàng năm, với Edinburgh và London tăng lần lượt 25% và 20% so với cùng kỳ năm 2009.

Thành phố New York tiếp tục thống trị như là thị trường bán lẻ đắt đỏ nhất thế giới, với giá thuê mặt bằng ở những vị trí trung tâm lên đến 5.400 USD/ m2/ năm. Sydney đã vươn lên vị trí thứ hai toàn cầu với mức giá 3.655 USD/ m2/ năm và Hồng Kông đứng thứ ba với giá thuê là 3.340 USD. London vẫn duy trì ở vị trí thứ tư, sau khi ghi nhận mức tăng kỷ lục 20% của giá thuê mặt bằng đạt được trong năm nay lên 2.675 USD/m2/năm và Tokyo vẫn nằm trong top 5 khi đạt mức giá cho thuê là 2.415 USD.

Các thị trường mới nổi tiếp tục thể hiện hình ảnh khả quan hơn so với một số nền kinh tế phát triển với thành tích tăng trưởng kinh tế của châu Mỹ La-tinh đang tiếp tục vượt qua Bắc Mỹ nhờ vào sự gia tăng liên tục của tầng lớp trung lưu trong khu vực và xuất hiện nhiều nhu cầu đối với các mặt hàng thiết yếu về cơ bản trên toàn cầu. Sao Paulo đã chứng kiến việc tăng trưởng nhanh nhất về giá thuê của mặt bằng bán lẻ trong 12 tháng qua với mức tăng 30%. Rio de Janeiro cũng nổi bật trong top 5 thị trường bán lẻ phát triển nhanh nhất với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 23%.

"Niềm tin của người tiêu dùng trên khắp châu Âu trong năm 2010 mặc dù không ổn định nhưng chúng tôi đang ghi nhận những cải thiện rõ rệt so với năm ngoái. Tuy nhiên, các nhà bán lẻ đã tự tin tiến vào vùng lãnh thổ có dấu hiệu tích cực trong hai tháng liên tiếp là tháng 9 và tháng 10 năm 2010, lần đầu tiên kể từ đầu năm 2008. Mục tiêu của họ là tiếp tục nhắm đến các cửa hàng tốt nhất, tại những vị trí đắc địa nhất và điều này càng làm trầm trọng thêm sự phân cực của thị trường giữa vị trí mặt bằng tốt nhất và các khu vực còn lại. Trong khi tỷ lệ diện tích mặt bằng bán lẻ còn trống tại khu trung tâm luôn ở mức thấp, nhiều địa điểm khác không thuộc khu trung tâm đang ở mức cao kỷ lục.", ông Peter Gold, người đứng đầu nhóm nghiên cứu việc bán lẻ xuyên biên giới của khu vực EMEA tại CBRE cho biết.

Về cơ bản, các khu vực như London, Paris và Zurich đều đứng đầu bảng xếp hạng giá thuê mặt bằng bán lẻ ở khu vực EMEA. Trong quý vừa qua, giá thuê vẫn bằng phẳng trong phần lớn các địa điểm. Zurich và Oslo đã chứng kiến mức gia tăng đáng kể theo hàng quý với tốc độ tăng trưởng tương ứng là 6,7% và 7,1%. Tuy vậy, thị trường cũng ghi nhận mức giá cho thuê giảm sút nhiều nhất tại Madrid khi giảm đến 14% và Abu Dhabi giảm 8,3%.

Các thành phố của Hoa Kỳ tiếp tục dẫn đầu danh sách các thành phố có giá thuê mặt bằng bán lẻ đắt nhất ở khu vực châu Mỹ. Los Angeles và Chicago đứng ở vị trí thứ 12 và 13 trong bảng xếp hạng toàn cầu tương ứng, đứng sau New York như là điểm đến đắt đỏ nhất trên thế giới. Trong khi châu Mỹ La-tinh đã chứng kiến một vài tăng trưởng mạnh mẽ nhất về giá thuê mặt bằng bán lẻ, với Sao Paulo và Rio de Janeiro có mức tăng tương ứng là 30% và 23% theo hàng năm.

Thị trường mặt bằng bán lẻ châu Á đã được hưởng lợi từ các nền kinh tế đang có tốc độ tăng trưởng cao và thị trường BĐS bán lẻ tiếp tục xuất hiện những bất đồng giữa các thị trường đã phát triển và mới nổi trong khu vực. Giá thuê trung bình tại phân khúc mặt bằng cao cấp vẫn ổn định và tại một số thị trường đã ghi nhận có sự gia tăng nhỏ, đáng chú ý nhất là ở Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Châu, Tokyo, Đài Bắc và Hồng Kông với phần lớn hoặc ổn định hoặc tăng trưởng với mức độ vừa phải.

(DiaOcOnline)

  • Cần Thơ: Giá đất nhiều khu vực nội ô tăng gần gấp đôi
  • Giới đầu tư BĐS phía Bắc rầm rộ ‘Nam tiến’
  • Hà Nội: Đất vàng nuôi cỏ dại
  • Nhà đất mùa ảm đạm
  • Bất động sản Đà Nẵng hấp dẫn nhà đầu tư
  • Bắt đầu chào thuê 22.000m2 mặt bằng khu TTTM Chợ Mơ
  • Tăng khuyến mãi để bán căn hộ, nên chăng?
  • Tòa nhà Keangnam sẽ có sân bay trực thăng
  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!