Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vận hành đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng vào năm 2013

Hiện tại, dự án đang đứng trước một số khó khăn, vướng mắc khi khối lượng công việc và yêu cầu về cân đối tài chính là rất lớn.

Ngày 21/3, hội nghị sơ kết giai đoạn 1 và triển khai giai đoạn 2 dự án đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng diễn ra với sự tham dự của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải.
 
Dự án được thực hiện theo hình thức BOT, là đường cao tốc loại A với 6 làn xe chính, 2 làn dừng khẩn cấp, 10 nút giao liên thông và thực hiện thu phí theo hình thức khép kín kết hợp với hệ thống đường gom hai bên.
 
Tổng nguồn vốn dự án khoảng 24.000 tỷ đồng do chủ đầu tư thu xếp từ nhiều nguồn khác nhau.
 
Sau 3 năm thực hiện, đến nay, dự án đã cơ bản hoàn thành việc giải phóng mặt bằng (GPMB) với 1.083 ha (98%); triển khai xây dựng 37 khu tái định cư, triển khai thi công 5 gói thầu, bên cạnh đó, các dự án cơ sở hạ tầng đồng bộ được triển khai thí điểm để tạo nguồn thu hồi vốn đầu tư như dự án khu đô thị Gia Lâm, 5 khu công nghiệp thuộc tỉnh Hưng Yên, 3 khu công nghiệp tại Hải Dương...
 
Hiện tại, dự án đang đứng trước một số khó khăn, vướng mắc khi khối lượng công việc và yêu cầu về cân đối tài chính là rất lớn. Bên cạnh đó, do những biến động của thị trường nên tổng mức đầu tư có thể tăng nhiều.
 
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng nêu rõ nhu cầu bức thiết trong việc xây dựng tuyến đường cao tốc huyết mạch này góp phần giải tỏa ách tắc cho quốc lộ 5, gắn kết các cụm công nghiệp đã có, tạo điều kiện phát triển các khu công nghiệp mới trong vùng Đông Bắc.
 
Vì vậy, cần đưa dự án vào khai thác sớm trong năm 2013 để phục vụ nhu cầu phát triển mà không lùi tiến độ thêm nữa, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
 
Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành hữu quan cùng chủ đầu tư cần sớm tổng rà soát kế hoạch thi công để có giải pháp cho từng hạng mục, hoàn thành các điểm vướng về GPMB và kiên quyết không để tình trạng nhiều gói thầu còn chưa khởi động như hiện nay.

Phó Thủ tướng lưu ý, các dự án hạ tầng liên quan - nguồn thu hồi vốn chính của dự án phải được tính toán, đẩy nhanh tiến độ để đồng bộ với dự án. Các khu đô thị, khu công nghiệp cũng rất cần sớm hoàn thành mặt bằng, lập dự án và tích cực xúc tiến kêu gọi đầu tư.

Bên cạnh đó, chủ đầu tư cần chú ý tới chất lượng công trình và những vấn đề liên quan để đảm bảo hiệu quả đầu tư.

(DVT)

  • Giá nhà TNT: 10 triệu đồng/m2 là hợp lý
  • “Mốt” đầu tư đô thị sinh thái
  • Giá văn phòng cho thuê TP HCM tiếp tục giảm
  • Mở bán khoảng 1360 căn hộ dự án Dương Nội
  • Nhà đầu tư Hà Nội dồn tiền vào bất động sản Đà Nẵng
  • Tổng hợp tin bất động sản tuần từ 13 - 19/3
  • “Méo mặt” vì mua nhà bằng USD
  • Bất động sản Hà Nội và những động thái trái chiều
  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!