Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

10 sự kiện CTCK năm 2010

 Là định chế trung gian quan trọng trên thị trường, các CTCK vừa trải qua một năm đầy khó khăn. Chúng tôi bình chọn 10 sự kiện, vấn đề nổi bật liên quan đến hoạt động của khối công ty này.

1. Các CTCK đổ bộ lên sàn

Mặc dù là năm không thuận lợi của TTCK, nhưng khép lại năm 2010 có thêm 14 CTCK lên niêm yết. Các CTCK phần lớn là công ty đại chúng và phải lưu ký chứng khoán tập trung tại Trung tâm Lưu ký. Để tạo điều kiện thuận lợi trong giao dịch CP, các CTCK buộc phải đăng ký giao dịch trên UPCoM hoặc niêm yết. Sàn Hà Nội là điểm đến của nhiều CTCK. Với tổng số 25 CTCK lên niêm yết đã hình thành diện mạo của một ngành dịch vụ tài chính trên sàn tập trung. Cùng với xu hướng điều chỉnh của thị trường trong năm 2010, hiệu quả kinh doanh không cao, việc nhiều CTCK niêm yết đã kéo mặt bằng giá CP ngành chứng khoán xuống thấp. Nhiều CP đang giao dịch dưới mệnh giá như HPC 9.700 đồng/CP, CLS 8.300 đồng/CP, TAS 9.300 đồng/CP (giá đóng cửa ngày 24/12).

2. Biến động mạnh nhân sự cấp cao


Năm 2010 chứng kiến nhiều sự thay đổi trong vị trí tổng giám đốc, phó tổng giám đốc tại các CTCK. Thị trường khó khăn khiến chiếc ghế lãnh đạo tại các CTCK trở thành ghế nóng. Một số thay đổi đáng chú ý như ông Nguyễn Quang Vinh rời CTCK Bảo Việt sau nhiều năm gắn bó để trở thành CEO của CTCK Sài Gòn - Hà Nội. Ông Phạm Đức Thắng được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc CTCK Kenaga Việt Nam, trước đó là Phó tổng giám đốc CTCK SME. CTCK E Việt (EVS) bổ nhiệm ông Phạm Ngọc Thắng giữ chức vụ Tổng giám đốc sau một thời gian ông làm Tổng giám đốc CTCK Trường Sơn. Ông Hoàng Xuân Quyến cũng rời chứng khoán Tân Việt về làm Tổng giám đốc CTCK Liên Việt…

3. Môi giới chứng khoán tự do bị cấm


Ngày 17/5, UBCK ban hành Công văn số 1386/UBCK-QLKD yêu cầu các CTCK không thực hiện hình thức cộng tác viên trong hoạt động môi giới chứng khoán. Quyết định của UBCK được ban hành trong bối cảnh nhiều CTCK sử dụng các môi giới tự do để giới thiệu khách hàng về giao dịch, đồng thời tư vấn cho khách hàng và hưởng phí hoa hồng theo giá trị giao dịch của khách hàng tại CTCK. Các môi giới tự do thường không nhận lương cố định từ CTCK, không bị ràng buộc về thời gian, địa điểm làm việc... Nhiều môi giới tự do còn được quản lý danh mục đầu tư nếu khách hàng của họ tín nhiệm.

4. Bị phạt nặng vì triển khai sản phẩm mới

Do cung cấp dịch vụ không thuộc những nghiệp vụ kinh doanh được phép (sản phẩm option), CTCK VNDirect (VNDS) bị UBCK phạt 100 triệu đồng. Đây là mức phạt cao nhất từ trước đến nay đối với vi phạm kể trên theo Nghị định 85/2010/NĐ-CP về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK. Năm 2010, một số CTCK "mở sàn" giao dịch CP OTC cũng phải đóng cửa. Việc "bung ra" những sản phẩm mới bất chấp cơ quan quản lý xử phạt cho thấy nhu cầu bức thiết của thị trường.

5. CTCK Vincom đóng cửa Chi nhánh Hà Nội

Sự kiện này thu hút sự chú ý của thị trường bởi CTCK Vincom là một công ty đại chúng niêm yết trên HNX. CP VIX đã giảm liên tiếp trong nhiều phiên (hiện giao dịch ở mức gần 9.000 đồng/CP). Quyết định trên của VIX cho thấy hoạt động trên TTCK ngày một khốc liệt. Mặt khác, NĐT có thể chịu rất nhiều rủi ro trong một thị trường diễn biến không thuận lợi.

6. CTCK được quản lý danh mục đầu tư

Đó là một trong những nội dung mới trong Luật Chứng khoán sửa đổi bổ sung vừa được kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XII thông qua. Điều này tạo điều kiện cho CTCK cung cấp thêm các dịch vụ cho NĐT.

7. VNDS bổ nhiệm CEO trẻ nhất trong lĩnh vực chứng khoán

Ông Nguyễn Hoàng Giang, 24 tuổi, được HĐQT CTCK VNDS bổ nhiệm vào vị trí Tổng giám đốc hồi tháng 10/2010. Đây là CEO trẻ nhất của các CTCK tại Việt Nam từ trước đến nay và có lẽ phải rất lâu sau mới có DN phá kỷ lục này. VNDS được thành lập năm 2006 có vốn điều lệ gần 1.000 tỷ đồng, niêm yết trên HNX.

8. Đóng cửa sàn vàng và đại lý nhận lệnh

Năm 2010, UBCK đã yêu cầu các CTCK đóng cửa đại lý nhận lệnh và không làm đại lý cho các sàn giao dịch vàng. Nếu việc đóng cửa sàn vàng được các CTCK tuân thủ nghiêm túc thì đại lý nhận lệnh đã biến tướng thành điểm giao dịch và tư vấn khách hàng. Điều này xuất phát từ nhu cầu thực tiễn về mở rộng mạng lưới kinh doanh của các CTCK.

9. Mạo danh CTCK để tư vấn đầu tư


CTCP Tổ hợp giáo dục và Truyền thông OTM đã giả mạo CTCK Thăng Long (TLS) cung cấp dịch vụ tư vấn chứng khoán qua tin nhắn SMS 6733. TLS còn phát hiện có một số bài phân tích CP nóng với giá khuyến nghị mua cao ngất mang tên Phó tổng giám đốc TLS được lan truyền. Sự kiện này cảnh báo về một loại tội phạm mới trên TTCK.

10. Nhiều CTCK hoãn huy động vốn

Trước diễn biến không thuận lợi của thị trường, các CTCK đã phải lùi kế hoạch tăng vốn sang năm 2011. CTCK Tràng An  (TAS) có kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 139 tỷ đồng lên 300 tỷ đồng, CTCK Tân Việt (TVSI) có kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 350 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng, CTCK Ngân hàng Công thương Việt Nam (CTS) có kế hoạch bán cổ phần cho đối tác chiến lược để tăng vốn điều lệ từ gần 790 tỷ đồng lên 900 tỷ đồng… Các kế hoạch này phải gác lại do nguồn cung CP tài chính - ngân hàng quá lớn, trong khi dòng tiền hấp thụ lại tỏ ra yếu ớt.

(Đầu tư Chứng khoán điện tử)

  • CTCK nhất tâm tăng “sức khoẻ” tài chính
  • Tiền nóng đang vào chứng khoán
  • Những bản tin nguội
  • 29/12: Thị trường phụ thuộc nhiều vào tâm lý nhà đầu tư
  • Nhà đầu tư ngắn hạn nên gia tăng tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu
  • Thị trường hiện tại vẫn nằm trong xu hướng tăng trung hạn
  • Tin vắn mua và bán cổ phiếu ngày 29/12
  • Thâu tóm doanh nghiệp: Làm quen hay chống lại?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!