Từ đầu năm đến nay, có hơn 60 doanh nghiệp (DN) lên sàn niêm yết cổ phiếu (CP), giới chuyên gia dự kiến con số này sẽ còn tăng lên, có thể gấp đôi, ba lần năm ngoái.
Ngày 28/5, hai sở giao dịch chứng khoán (GDCK) thông báo tiếp nhận nhiều hồ sơ đăng ký giao dịch. Tại Sở GDCK Hà Nội (HNX), Công ty cổ phần (CTCP) Cảng Đồng Nai được chấp thuận niêm yết hơn 5 triệu CP, chấp thuận cho CTCP Vật liệu Điện và Viễn thông Sam Cường được niêm yết 2,5 triệu CP, nhận được hồ sơ đăng ký niêm yết của CTCP Vinam với khối lượng 1 triệu CP, CTCP Kinh doanh dịch vụ cao cấp Dầu khí Việt Nam được chấp thuận nguyên tắc niêm yết CP, Công ty Alphanam cơ điện cũng đã được chấp thuận nguyên tắc niêm yết 12 triệu CP. Sở GDCK TPHCM (HOSE) cho biết, ngày 1/6 đưa CP của CTCP Sông Ba vào giao dịch chính thức, nhận hồ sơ đăng ký niêm yết lần đầu của CTCP Xây lắp và Địa ốc Vũng Tàu (Vtrecj).
Trước đó, tại HOSE, CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai đăng ký niêm yết 29,1 triệu CP và CTCP đường Ninh Hòa đăng ký niêm yết 8,1 triệu CP, CTCPĐệ Tam, Quỹ đầu tư VFA, CTCPĐầu tư căn nhà mơ ước). Chấp thuận đăng ký cho Đầu tư và khai thách công trình giao thông 584.
Một lý do khiến nhiều DN muốn đẩy nhanh việc lên sàn là nhằm huy động vốn cho các kế hoạch kinh doanh và củng cố thương hiệu. Theo Tiến sĩ Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa quản trị kinh doanh, Đại học Ngân hàng TP HCM, năm 2009, khủng hoảng kinh tế khiến việc huy động vốn qua TTCK chỉ chiếm khoảng 2,5%, 97,5% còn lại do ngân hàng hỗ trợ. Năm nay, tình hình kinh tế khởi sắc hơn, nhiều DN tận dụng cơ hội này để lên sàn. Huy động vốn từ TTCK, DN tránh được các vấn đề như khó tiếp cận vốn ngân hàng cũng như áp lực trả nợ.
Theo dõi hoạt động tư vấn cho DN đại chúng sắp niêm yết, ông Nguyễn Hồ Nam, Tổng giám đốc Công ty chứng khoán (CTCK) Sacombank nhận định, hoạt động lên sàn của DN sẽ tiếp tục sôi động trong những tháng cuối năm 2010. Đứng trên góc độ đầu tư, cổ đông của các DN có thể yên tâm hơn vì đồng vốn của mình dễ dàng được luân chuyển khi CP được giao dịch trên sàn. Bởi trong thời gian qua, không ít DN cứ trì hoãn việc lên sàn khiến không ít cổ đông dài cổ chờ đợi.
Hiện tại, tổng số DN niêm yết trên 2 sàn đã lên đến hơn 500 DN. Tuy nhiên, theo đánh giá của Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI), mặc dù sốlượng DN niêm yết nhiều nhưng chất lượng hàng hóa chưa cao, đặc biệt là sự thiếu vắng đại diện DN của một số ngành chủ chốt.
Nhìn ở góc độ tổng quan, thị trường vẫn còn vắng bóng đại diện của một số ngành, trong đó có những ngành có thể tạo ra “sức bật” cho thị trường như: viễn thông, dầu khí, xăng dầu… Cụ thể, ở ngành viễn thông, chưa có đại diện những DN lớn tham gia. Sự chậm trễ trong việc cổ phần hóa những DN lớn như: Mobifone, Vinafone… dường như đã làm cho nhiều NĐT mất kiên nhẫn.
Ngoài việc thiếu vắng một số DN lớn của một số ngành kinh tế chủ chốt, TTCK cũng chứng kiến những mặt hạn chế về CP niêm yết tại 2 sàn giao dịch. Đó là hiện tượng một bộ phận DN niêm yết không có nhiều tiến bộ trong quản trị DN, kể cả trong một số trường hợp gặp may mắn huy động được vốn cổ phần nhưng hiệu quả kinh doanh kém, thậm chí thua lỗ liên tục. Điều này chẳng những gây rủi ro trong đầu tư chứng khoán cho các NĐT mà còn làm xấu đi môi trường đầu tư. Bên cạnh đó, đã xảy ra tình trạng nhiều loại CP nhỏ, kinh doanh thua lỗ hoặc không hiệu quả bị làm giá, dẫn tới giá quá ảo, gây thiệt hại cho NĐT không có kinh nghiệm.
Quan điểm của VAFI cho rằng, để cho TTCK ngày càng hấp dẫn, đồng thời tạo sân chơi an toàn cho những NĐT, phải nâng cấp tiêu chuẩn hàng hóa niêm yết tại các sàn giao dịch, nhằm loại bỏ những loại hàng hóa kém chất lượng hay nói chính xác hơn là nâng cao chất lượng hàng hóa.
(Kinh tế và Đô thị)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com