Tâm lý hưng phấn đã đẩy các chỉ số chứng khoán tăng lên mạnh trong phiên giao dịch cuối tuần. VN-Index chốt ở mức 512,99 điểm, tăng 29.3 điểm (+6.05%) so với mức đóng cửa một tuần trước đó. Như vậy, VN-Index đã có chuỗi tăng điểm liên tục trong cả tuần. Dù vậy, tâm lý thận trọng của nhiều nhà đầu tư đã tác động không nhỏ đến quy mô giao dịch trên sàn. Bình quân một phiên chỉ có 46 triệu đơn vị và 1.471 tỉ đồng chứng khoán được chuyển nhượng, lần lượt giảm 18.2% về lượng và 20% về giá trị so với quy mô giao dịch bình quân một tuần trước. Quy mô giao dịch sụt giảm mạnh trong tuần chủ yếu là do tâm lý nhà đầu tư còn nhiều hoài nghi về xu hướng thị trường đã làm cho cung cầu khó có cơ hội gặp nhau. Bên bán luôn muốn bán giá cao, trong khi bên mua vẫn còn thận trọng trước những diễn biến phức tạp của thị trường dẫn đến lực cầu chỉ ở các mức giá thấp. Tuy nhiên, sau phiên phục hồi mạnh của chỉ số Dow Jone trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ, tâm lý của nhà đầu tư đã có sự chuyển biến mạnh và hiện tượng tranh mua đã xảy ra ở phần lớn các mã. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tư, giá trị sản xuất công nghiệp tháng 5 ước đạt 301.800 tỉ đồng, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước. Đây được xem là mức tăng khá cao và cao hơn cả kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó, các chỉ số kinh tế vĩ mô khác điều cho thấy kinh tế Việt Nam đang chuyển biến tích cực hơn như như CPI tháng 5-2010 ở mức thấp, kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh…, những thông tin khả quan này sẽ đóng vai trò hỗ trợ mạnh cho thị trường hiện nay. Dù vậy, nhìn ra thế giới, câu chuyện về cuộc khủng hoảng nợ tại Hy Lạp vẫn chưa đi đến hồi kết, những lo ngại về nguy cơ tương tự đối với một số nền kinh tế khác tại Châu Âu, sự sụt giảm mạnh của đồng EUR… Do đó, dù được hỗ trợ mạnh bởi các yếu tố vĩ mô trong nước, nhưng trước những bất ổn còn đang đe dọa bên ngoài, nên khó có thể kết luận rằng chu kỳ tăng điểm ổn định đã thực sự hình thành. Nhìn lại diễn biến thị trường trong 7 phiên gần nhất, rõ ràng là lực bắt đáy trong những phiên trước khá thấp. Nên việc tăng mạnh trong khối lượng của phiên cuối tuần cho thấy tâm lý thận trọng và đẩy mạnh bán ra khi thị trường tăng điểm là khá lớn. Vì thế, rủi ro đang gia tăng với những ai đang muốn tìm kiếm lợi nhuận trong ngắn hạn. Tuy nhiên, với các mức giá hiện tại, nhà đầu tư nên giải ngân thêm cho danh mục đầu tư dài hạn. Về mặt kỹ thuật, nhiều khả năng chỉ số VN-Index của sàn TP.HCM diễn biến theo một trong 3 kịch bản sau: - Tích cực (xác xuất 30%): VN-Index sẽ tiệm cận vùng từ 520 đến 530 điểm, cùng với đó là khối lượng giao dịch có thể tăng lên đến 60-70 triệu đơn vị cp/ phiên. Nếu kịch bản này xảy ra, nhà đầu tư ngắn hạn nên tăng tỷ lệ tiền mặt và giảm tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu về mức an toàn. - Giằng co (xác xuất 40%): VN-Index sẽ dao động giằng co trong vùng 500 đền 520 điểm cùng với quy mô khối lượng khoảng 50-60 triệu cp/phiên. Nếu kịch bản này xảy ra, nhà đầu tư nên xem xét nâng tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu, đồng thời đây là giai đoạn tốt để cơ cấu danh mục đầu tư. - Tiêu cực (xác suất 30%): VN-Index quay lại vùng 480-500 điểm với khối lượng giao dịch ở mức 35-50 triệu cổ phiếu/phiên. Nếu kịch bản này xảy ra, nhà đầu tư nên xem xét và cơ cấu lại danh mục đầu tư, đặc biệt khi VN-Index rơi vào vùng 480-490 điểm. NGÔ THANH PHÁTNhà đầu tư nên cân nhắc việc giải ngân thêm cho danh mục đầu tư dài hạn - Ảnh: TTO
(Công ty cổ phần Chứng khoán Quốc Tế Việt Nam)
( Theo Tuổi Trẻ )
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com