Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cổ phiếu chứng khoán vừa và nhỏ: "Vẻ đẹp tiềm ẩn"

Ngày 5/4, APG chào sàn với mức giá 15.900 đồng/CP. Một tháng sau, tỷ suất lợi nhuận của cổ phiếu này là 60%, khi mức giá đạt 25.400 đồng/CP. Ngày 22/4, AVS chào sàn với mức giá 14.500 đồng/CP. 8 phiên sau, cổ phiếu này đạt mức giá 19.700 đồng/CP, tỷ suất lợi nhuận 36% trong 2 tuần. Đâu là lý do khiến nhiều NĐT quan tâm đến cổ phiếu của các CTCK vừa và nhỏ?

Trước đây, những mã chứng khoán đã niêm yết chủ yếu là các blue-chip như SSI, BVS, KLS, HCM…, được các NĐT cả nhỏ lẻ và tổ chức săn đón. Nhưng gần đây, khi làn sóng niêm yết trở lại, nhiều CTCK nhỏ chào sàn đã vẽ lại hình ảnh các cổ phiếu chứng khoán hiện tại: Một bên là những blue-chip tăng trưởng ổn định, chắc chắn. Bên còn lại là những CTCK nhỏ và vừa, tăng trưởng nhanh, linh hoạt, như APG, AVS. Ngoài ra, có thể kể đến VND, APS, SME, VIX, VIG, CTS, VDS, TAS… Lợi suất của hầu hết cổ phiếu này khi đầu tư đúng sóng là rất cao. Đó là lý do chính khiến sự chú ý của thị trường đổ dồn vào những CTCK nhỏ nhưng có "vẻ đẹp tiềm ẩn".

Tôi cho rằng, cơ sở của "vẻ đẹp tiềm ẩn" trước hết là do cổ phiếu của các nhóm ngành khác như bất động sản, dầu khí, thép… đã tăng trưởng từ tháng 3, tháng 4, thậm chí từ đầu năm, nhưng cổ phiếu chứng khoán lại liên tục tích lũy và đi ngang. Khi các cổ phiếu khác điều chỉnh thì cổ phiếu chứng khoán bắt đầu xu thế tăng. Bên cạnh đó, NĐT thường quan tâm tới những nguồn cung mới xuất hiện trên thị trường (VND niêm yết tháng 3, AVS, APG, AVS, SME niêm yết tháng 4, VDS niêm yết tháng 5…). Ngoài ra, nhìn vào mức giá chỉ 1x, 2x của hầu hết cổ phiếu chứng khoán, NĐT cảm thấy đây là mức giá khá rẻ và phù hợp với túi tiền.

Đặc biệt, triển vọng của TTCK là khả quan, nhất là khi các chỉ số kinh tế vĩ mô cho thấy những dấu hiệu tích cực. Lẽ dĩ nhiên, khi TTCK đi lên, đối tượng trực tiếp được hưởng lợi ngoài NĐT chính là CTCK, hưởng lợi từ phí môi giới tăng, doanh thu tự doanh tăng (các dịch vụ khác như tư vấn đầu tư, tài chính doanh nghiệp, bảo lãnh phát hành cũng tạo thêm lợi nhuận). Ví dụ như SME, tháng 3/2010, chỉ tính riêng mảng lợi nhuận từ hoạt động môi giới đã đạt hơn 10 tỷ đồng. APS lợi nhuận 4 tháng đầu năm đạt 24 tỷ đồng, bằng cả năm 2009. WSS quý I/2010 đạt hơn 30 tỷ đồng lợi nhuận. Các CTCK còn lại hầu hết cũng đạt được mức lợi nhuận từ hai con số trở lên.

Lịch sử nhiều lần cho thấy, khi thị trường tăng trưởng ổn định và bền vững thì các cổ phiếu chứng khoán nhận được sự quan tâm mạnh mẽ, không chỉ của những NĐT trong nước, mà còn từ các NĐT tổ chức và cá nhân nước ngoài. Vì vậy, trong giai đoạn thị trường tăng trưởng, các cổ phiếu chứng khoán thường tăng giá ấn tượng. Hiện tại, việc VN-Index giảm về vùng hỗ trợ mạnh đã khiến cho các cổ phiếu chứng khoán quay về vùng giá hấp dẫn. Đây là cơ hội tốt để NĐT giải ngân.

(Đầu tư Chứng khoán điện tử)

  • Mở phiên hai sàn diễn biến trái chiều
  • TTCK: Tháng 6 - ẩn chứa bất ngờ ?
  • Thu phí lưu ký: CTCK lúng túng!
  • Ngân hàng TMCP Nam Việt nộp hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu
  • Công ty cổ phần Sông Đà 11 Thăng Long nộp hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu
  • CTCP Vận tải Vinaconex nộp hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu
  • Cổ tức doanh nghiệp: Đứng giữa dòng quyền lợi
  • TCK Việt Nam có “rẻ” hơn thế giới?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!