Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cổ phiếu ngân hàng: 'Sóng' có vững ?

 Tăng điểm mạnh trong mấy phiên giao dịch gần đây, nhóm cổ phiếu ngân hàng đang đặt ra những thắc mắc cho nhà đầu tư về sự thức dậy sau “giấc ngủ đông” hay đơn thuần chỉ là “cái trở mình”?

Dù trong trường hợp nào thì “bản lĩnh” của các cổ phiếu ngân hàng cũng đã có cơ hội để thể hiện khi trở thành lực đỡ cho các chỉ số chứng khoán trong mấy phiên giao dịch nhiều đột phá gần đây. Các mã như CTG, EIB, VCB, STB... nhanh chóng trở thành tâm điểm của thị trường bất chấp nhiều mã bluechips khác vẫn giảm nhẹ.

Sự trở lại

Diễn biến này bắt đầu từ ngày 13/12, sau khi có thông tin kiến nghị giãn thời gian tăng vốn điều lệ của các ngân hàng lên mức tối thiểu 3.000 tỷ đồng manh nha xuất hiện trên thị trường. Quyết định này gần như có hiệu lực tức thời đã tạo ra cơn sóng ngân hàng – vốn đã vắng bóng sau đợt khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua. Nhiều mã thuộc nhóm ngành ngân hàng luôn trong tình trạng dư bán trống trơn khi phiên giao dịch đóng cửa, như STB, trong phiên giao dịch ngày 14/12, lượng giao dịch đã đạt mức 14.871.010 cổ phiếu, trong khi dư mua giá trần vẫn còn khoảng 1.800.000 đơn vị...

Có thể nói, thông tin giãn thời hạn tăng vốn điều lệ sang năm 2011 đã cởi được nhiều nút thắt cho hoạt động của ngân hàng, mà quan trọng nhất là nút thắt về mặt tâm lý của nhà đầu tư. Thông tin này đưa ra đúng vào thời điểm tâm lý nhà đầu tư đang hưng phấn trở lại, dòng tiền đang có dấu hiệu chảy vào thị trường này. Nhờ đó, đã tạo đà cho các cổ phiếu “vua” này tăng điểm.

Theo nhận định của một số Cty chứng khoán, thông tin này là nhân tố chính tác động trực tiếp đến chiến lược đầu tư tại thời điểm này. Bên cạnh đó, nhóm CP này hiện được coi là có thị giá hấp dẫn do chỉ quanh giá 1x. Bên cạnh đó, việc chia cổ tức bằng tiền mặt cũng là một động lực giúp các cổ phiếu của nhóm ngành này trở nên hấp dẫn hơn. Theo số liệu của của StoxPlus (trang tin tài chính), ngoại trừ NVB, có đến 7/8 cổ phiếu ngân hàng sẽ đều chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ cổ tức dự kiến 2010 là hơn 2.000 nghìn đồng. Như vậy, so với giá đóng cửa ngày 13/12 là 16,2 nghìn/cp thì chỉ việc đầu tư hưởng cổ tức đã được tỷ lệ lãi gần 13% so với số vốn bỏ ra hoặc như cổ phiếu SHB thì sẽ là 11,2%. Ngoài việc hưởng cổ tức thì nhà đầu tư cũng có thể ăn thêm chênh lệch giá vì thị trường đang thoát khỏi xu hướng giảm, trở lại xu hướng tăng trung hạn.

Diễn biến VN-Index từ 10/9 đến 10/12/2010

 Phản ứng tức thời

Trên một diễn đàn chứng khoán, một nhà đầu tư bày tỏ: “Có thể đợt sóng này của cổ phiếu ngân hàng cũng như các mã khác chỉ là làm đẹp sổ sách cuối năm. Các nhà đầu tư cần thận trọng đợt sóng này. Việc tăng điểm mạnh của các cổ phiếu nhóm ngành này như mấy phiên gần đây cũng có thể chỉ là sự phản ứng tức thời với thông tin tốt”.

Những nghi ngại không phải là không có cơ sở khi trước mắt thị trường vẫn đang đối mặt với ngưỡng kháng cự quan trọng ở mốc 500 điểm. Hơn nữa, đợt tăng điểm này đã kéo dài khoảng 16 phiên– tương đối dài so với diễn biến thị trường trong mấy tháng gần đây – nên có ý kiến lo ngại sẽ kéo thị trường đi xuống một vài phiên tới. Khi cổ phiếu ngân hàng “lên sóng” ở thời điểm muộn như hiện nay có thể là một bất lợi.

Một vấn đề khác cũng cần được xem xét, hoạt động của các ngân hàng vẫn còn gặp không ít khó khăn khi mà lãi suất huy động vẫn ở mức cao, kéo lãi suất cho vay tăng theo. Về mặt nào đó, điều này cũng cho thấy, hoạt động tín dụng tại các ngân hàng vẫn chưa thực sự “thông” khi với mức lãi cho vay này, khó DN nào có thể đáp ứng nổi.

Tuy nhiên, trong xu thế chung, thị trường đang có những dấu hiệu bứt phá mạnh mẽ. Những phiên lình xình xung quanh mức 500 điểm là khó tránh, nhưng về triển vọng lâu dài, dòng tiền và tâm lý đang tạo nên lực đỡ vững chắc cho thị trường. Việc giãn tăng vốn đúng vào lúc thời hạn chót gần kề được xem như là “xả van” mối lo của thị trường. Giá và thanh khoản của cổ phiếu ngân hàng đang có những biến chuyển rất tốt trên cả thị trường niêm yết lẫn OTC. Đây là tín hiệu tốt cho các mã thuộc nhóm ngành này.

(Diễn đàn Doanh Nghiệp điện tử)

  • Sau phiên giảm sâu, hai sàn bật tăng trở lại
  • Nhận diện nhóm ngành bị lãi suất cao “đe dọa”
  • 17/12: Thị trường có thể phục hồi trong ngắn hạn
  • Thanh khoản sẽ không có nhiều thay đổi
  • Tin vắn mua và bán cổ phiếu ngày 17/12
  • Thị trường có thể xuống vùng hỗ trợ 465-470
  • Bối rối chính sách, vốn ngoại hững hờ
  • UpCOM giảm điểm cùng hai sàn chính
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!