Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp giấu lợi nhuận

 Với NĐT, lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) của DN là một trong những tiêu chí quan trọng để định giá DN đó. Nhưng một số DN lại không hạch toán hết lợi nhuận trong năm tài chính, mà có thể hạch toán từ từ hoặc chuyển sang năm sau. Điều này khiến cho NĐT không đánh giá đúng DN và có thể đưa ra các quyết định mua bán cổ phiếu không hợp lý.

Một ví dụ về việc DN niêm yết công bố lợi nhuận chưa đúng với thực tế là D2D. Theo bản cáo cáo bạch của D2D công bố trước khi niêm yết vào quý III/2009, DN này sẽ hạch toán dự án Khu dân cư đường Võ Thị Sáu giai đoạn 1  năm 2009, doanh thu khoảng 70 tỷ đồng và lợi nhuận khoảng 40 tỷ đồng. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế đến hết quý II/2009 của DN này là 31 tỷ đồng.

Như vậy, nếu hạch toán hết thì lợi nhuận của D2D năm 2009 có thể cầm chắc 70 tỷ đồng. Tuy nhiên, con số lợi nhuận năm 2009 mà D2D công bố hồi cuối tháng 1/2010 chỉ là gần 48,2 tỷ đồng (hợp nhất là 54 tỷ đồng).

Một thông tin khác về D2D là việc góp vốn với Tập đoàn Berjaya của Malaysia thành lập Liên doanh D2D - Berjaya (vốn điều lệ 20 triệu USD) bằng quyền sử dụng đất. Hồi tháng 10/2009, ông Hồ Đức Thành, Phó tổng giám đốc D2D công bố, quyền sử dụng đất trong Liên doanh Berjaya được định giá 8,6 triệu USD. Nhưng tính trên tỷ lệ 25%, số vốn D2D góp vào Liên doanh tương ứng là 5 triệu USD. Vì vậy, phía đối tác đã giao cho D2D phần chênh lệch 3,6 triệu USD.

Trên báo cáo tài chính năm 2009 hợp nhất của D2D cũng đã phản ánh khoản mục này vào việc gia tăng tài sản góp vốn liên doanh với Berjaya là 83,6 tỷ đồng và khoản mục người mua trả tiền trước có mục chênh lệch giá trị quyền sử dụng đất góp vốn Liên doanh Berjaya là 70,8 tỷ đồng. Như vậy, phần chênh lệch từ việc góp vốn liên doanh, D2D có thể ghi nhận 70,8 tỷ đồng lợi nhuận.

Việc hạch toán phần lợi nhuận từ góp vốn liên doanh này có thể được ghi nhận tương tự như việc một DN khác trên sàn đã thực hiện là GMD. GMD đã ghi nhận khoản chênh lệch lợi nhuận từ việc góp vốn liên doanh xây dựng cảng Cái Mép năm 2008 là gần 300 tỷ đồng.

Nếu xét về lợi ích với DN, có thể khi hạch toán lợi nhuận, DN sẽ phải chịu thuế thu nhập DN cho khoản này. Tuy nhiên, nếu đứng về phía cổ đông, các cổ đông sẽ nhìn nhận việc điều hành của ban lãnh đạo DN là chưa hợp lý. DN có thể chưa hạch toán ngay, nhưng cũng nên lên tiếng công bố thông tin về kế hoạch hạch toán các khoản lợi nhuận trên một cách chính xác, để đảm bảo lợi ích và gia tăng giá trị cổ phiếu cho các cổ đông đang nắm giữ.

Mùa ĐHCĐ đã đến, NĐT nên tham dự đầy đủ, qua đó tìm hiểu kỹ thông tin về DN để có thể đánh giá DN chính xác hơn, từ đó có quyết định mua bán cổ phiếu hợp lý. 

(Đầu tư Chứng khoán điện tử)

  • Mùa đại hội cổ đông yên ả
  • Sự công bằng, nhìn từ câu chuyện T+
  • Chứng khoán: Đi tìm một mặt bằng giá mới
  • Thị trường có dấu hiệu phục hồi
  • Giao dịch giằng co, VN-Index quanh quẩn mốc 511 điểm
  • Tin vắn chứng khoán ngày 24/3
  • 'Soi' kế hoạch kinh doanh trong mùa đại hội cổ đông
  • “Làn gió mới” VFM
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!