Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

DR giúp thu hút nguồn vốn ngoại có chất lượng

Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Giám đốc Dịch vụ Chứng khoán - Citibank tại Việt Nam cho biết, nếu Việt Nam có thể sớm ban hành quy định và hướng dẫn các doanh nghiệp triển khai phát hành chứng chỉ lưu ký (DR) thì có thể thu hút các nhà đầu tư tổ chức có chất lượng.

Bà Hà nói:

Việc DR chưa được ứng dụng bởi đây vẫn còn là một khái niệm tương đối mới mẻ ở Việt Nam, ngay cả với các tổ chức phát hành. Tuy nhiên, DR là công cụ rất phổ biến và được ưa chuộng trên nhiều thị trường khác ở châu Á như Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc... nhờ những lợi ích mà nó mang lại. Do vậy, để thu hút nguồn vốn lớn, dài hạn chúng ta cần có quy định chính thức. Ngoài ra, cũng có ý kiến cho rằng có thể thí điểm DR với một số tổ chức phát hành để rút kinh nghiệm.

Bất kỳ một sản phẩm, công cụ mới nào khi được đưa vào ứng dụng cũng sẽ có những khó khăn nhất định. Về hạ tầng thanh toán, với cấu trúc tài khoản hiện nay của các thành viên lưu ký duy trì tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam, chúng tôi có thể mở một tài khoản tổng cho một chương trình DR để thực hiện phát hành và hủy DR và đảm bảo tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài được duy trì. Từ phía các tổ chức phát hành, đó có thể là việc hiểu và đáp ứng các tiêu chuẩn niêm yết của thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, những khó khăn đó sẽ giải quyết được với sự tư vấn hỗ trợ của các tổ chức tư vấn niêm yết, của ngân hàng lưu ký quốc tế. Các vấn đề về khấu trừ thuế trong chi trả cổ tức, chuyển đổi ngoại tệ là nghiệp vụ của ngân hàng lưu ký sẽ giúp chuyển đổi USD sang VND.

Đồng thời, NHNN cũng có các quy định liên quan trong việc mở và sử dụng tài khoản cho hoạt động phát hành và niêm yết ở nước ngoài. Ngoài ra, trong quá trình chuẩn bị phát hành còn có sự tham gia của các nhà tư vấn thuế để nghĩa vụ thuế được đảm bảo tuân thủ.

Những công ty có thể xem xét sử dụng DR thường là nằm trong nhóm 20% công ty dẫn đầu căn cứ theo mức vốn hoá và có kinh doanh liên hệ mật thiết với thị trường Mỹ hoặc châu Âu. Đó cũng có thể là công ty có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ hơn 30% cổ phần không hạn chế, hoặc doanh nghiệp nằm trong các lĩnh vực như bán dẫn, Internet, hoặc các doanh nghiệp nằm trong ngành hàng có tính liên đới toàn cầu như dầu khí, viễn thông.  Những yếu tố để xem xét cũng bao gồm liệu các nhóm doanh nghiệp trong cùng ngành trên toàn cầu đã phát hành DR thành công hay chưa, ban lãnh đạo có chủ động và tập trung trong việc đẩy mạnh quan hệ nhà đầu tư hay không, và liệu cổ phiếu công ty tăng trưởng "nóng" trong vài năm gần đây

(Đầu tư Chứng khoán điện tử)

  • Khối ngoại tăng tốc mua ròng 106,4 tỷ đồng trên thị trường
  • Chứng chỉ lưu ký: Cần một quan điểm chính thức
  • CTCK tự tin với kế hoạch kinh doanh 2011
  • VinaCapital thoái vốn tại Vinacafe
  • Mở phiên duy trì sắc xanh, VN-Index cộng gần 2 điểm
  • Chứng khoán “nhấp nhổm” với tỷ giá, lãi suất
  • Chỉ số thị trường khó có khả năng vượt mốc 500
  • Nhà đầu tư cần thận trọng khi 'lướt sóng' nếu thanh khoản không được cải thiện
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!