Chủ tịch SSI, ông Nguyễn Duy Hưng đã có cuộc trao đổi với báo chí chiều 10/8 quanh chủ đề lạm phát và thị trường chứng khoán.Ông đánh giá thế nào về thị trường chứng khoán trong thời gian tới?
Ông Nguyễn Duy Hưng:Mọi người thấy rằng không chỉ thị trường chứng khoán Việt Nam mà ngay cả thị trường chứng khoán thế giới trong thời gian tới sẽ đối phó với rất nhiều những thử thách, đặc biệt là thị trường Việt Nam. Vì bản thân thị trường chứng khoán, nó không nói lên cái gì mà chỉ là hàn thử biểu cho nền kinh tế.
Nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang đối phó với rất nhiều cái bất trắc trong thời gian tới. Đặc biệt là nền kinh tế Việt Nam thời gian tới đối phó với tình trạng lạm phát vẫn ở mức cao, tăng trưởng chậm lại, đồng thời lãi suất đã được duy trì ở mức độ rất cao, lạm phát cũng chưa được ổn định.
Thế thì vấn đề câu chuyện còn lại là chúng ta lấy lãi suất cao để kiềm chế lạm phát phải chăng đã chữa đúng thuốc hay chưa? Và thuốc đó có chữa hết được “bệnh” hay không? Và khi chữa được lạm phát, lạm phát được đưa xuống dưới 1 con số, tăng trưởng kinh tế trở lại thì thị trường chứng khoán tất nhiên sẽ tốt lên.
Như ông vừa nói, chính sách chính của chúng ta bây giờ là duy trì lãi suất cao và không bơm tiền ra. Theo ông đây có phải là giải pháp căn cơ chống lạm phát không?
Ông Nguyễn Duy Hưng:Cung tiền bơm ra nhiều là một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát, tuy nhiên lạm phát còn có một nguyên nhân quan trọng không kém, là đầu tư không hiệu quả.
Và tại sao lại đầu tư không hiệu quả? Hiện nay nền kinh tế của chúng ta phụ thuộc nhiều vào bất động sản và giá bất động sản hiện nay quá cao. Cho nên chi phí sản xuất, chi phí kinh doanh phải trả cho phần bất động sản rất lớn, nó chiếm một tỉ trọng rất lớn trong các chi phí và phần lãi so với chi phí tài chính không lớn bằng.
Thế nên, mặc dù chúng ta đã cắt cung tiền nhưng vẫn chưa giảm lạm phát vì giá tài sản bất động sản hiện nay quá cao và không có cách gì cho doanh nghiệp có thể kinh doanh hiệu quả trên cơ sở giá tài sản bất động sản cao như vậy.
Dẫn đến để không bị đỗ vỡ các doanh nghiệp này buộc phải đẩy tiếp giá bất động sản cao lên nữa, để cho giá bất động sản năm sau phải chịu được hai phần.
Phần thứ nhất là chi phí vốn, giá vốn và phần thứ hai là phần lãi của năm sau. Giá tài sản cứ năm này cao hơn năm trước và không biết đến bao nhiêu là vừa. Trong khi đó để khai thác tài sản ấy thì không thể khai thác được, thì đấy mới là nguyên nhân chính gây ra lạm phát.
Cho nên để làm sao chống lạm phát thì việc quan trọng nhất, không kém phần thắt chặt tiền tệ, là phải làm sao để giá tài sản, giá bất động sản phải về đúng giá trị của nó để khi người ta sử dụng giá bất động sản hay giá tài sản ở những vùng giá đó người ta có thể kinh doanh có hiệu quả, thì lúc đó lạm phát nó sẽ giảm.
'Lạm phát được đưa xuống dưới 1 con số, tăng trưởng trở lại thì thị trường chứng khoán tất nhiên sẽ tốt lên'.
Vậy xin ông cho biết những biện pháp cụ thể nào để có thể kiềm chế được lạm phát?
Ông Nguyễn Duy Hưng:Đã đến lúc chúng ta phải nhìn lại tất cả để đánh giá lại và phải tìm ra các nguyên nhân như chúng ta vừa mới nói. Phải có tất cả những con số thống kê, phải xem các tỉ trọng nó như thế nào và phải chấp nhận một số doanh nghiệp, một số tổ chức tài chính, ngân hàng phải cho phá sản.
Bất cứ một cuộc khủng hoảng nào đều kèm theo những tổ chức bị phá sản, sau phá sản nó sẽ được cơ cấu lại, và với cơ cấu lại thì sẽ kinh doanh có hiệu quả. Và kinh doanh có hiệu quả, tức là đầu tư có hiệu quả, thì lạm phát mới được đẩy lùi.
Còn nếu như chúng ta cứ để tất cả mọi thứ, bắt tất cả mọi thứ phải sống, mặc dù nhiều tổ chức không đáng sống nữa, thì điều đó có nghĩa là nguyên nhân chính để gây ra lạm phát hay đầu tư không hiệu quả.
Vậy ông có nhận định gì về thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản trong giai đoạn sắp tới và ông có lời khuyên gì cho các nhà đầu tư?
Ông Nguyễn Duy Hưng:Một trong những cái đáng lo ngại nhất đối với thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản chưa phải là giá, mà quan trọng hơn đó chính là việc mất thanh khoản.
Thị trường chứng khoán xuống rất dài và trong thời gian tới nó đã tốt, đã hồi phục hay chưa vẫn là một câu hỏi mà hiện nay chúng ta vẫn chưa có câu trả lời xác đáng. Tuy nhiên, trong đấy có nhiều mã cổ phiếu chúng ta có thể xem xét để mua vào, đầu tư theo khía cạnh để chia sẻ quyền lợi với doanh nghiệp.
Ở thị trường bất động sản, như tôi đã nói, từ trước đến nay mọi người đầu tư bất động sản theo một kênh để giữ tài sản. Nếu giữ tài sản thì không nói, nhưng nếu vay tiền đầu tư thì tôi nghĩ đây là cách đầu tư rất rủi ro. Vì sao, vì khai thác tài sản, khai thác bất động sản mình đang sở hữu không ích gì có được hiệu quả để trả được chi phí vốn, đấy là điều nguy hại nhất bây giờ của nền kinh tế.
Thế nếu chúng ta lại tiếp tục câu chuyện kỳ vọng vào có một phép màu nào đấy như lại lên cơn sốt mà có thể chạy được, thì tôi nghĩ nhà đầu tư phải thận trọng và không nên bỏ tiền vào bất động sản trong lúc này.
Xin cảm ơn ông!
(NDHMoney)
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com