Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khổ vì... chính sách

 Khi Sacomreal chuẩn bị niêm yết cách đây mấy tháng, giá cổ phiếu Sacomreal (mã SCR) đã tăng đến 40.000 đồng/cổ phiếu. Ở mức giá này, theo tính toán của các nhà đầu tư dài hạn, P/E của SCR là 7 lần, một mức hấp dẫn để đầu tư. Không ít người đã vay tiền ngân hàng để mua thêm cổ phiếu SCR.

Thông điệp chính sách tiền tệ khi đó là giảm lãi suất để hỗ trợ sản xuất. Nhiều nhà đầu tư tin rằng, lãi suất sẽ ổn định và tín dụng sẽ tăng trưởng để thúc đẩy tăng trưởng GDP các quý cuối năm.

Nhưng SCR đã phải hoãn việc niêm yết cho đến đầu tháng 11 và trong thời gian đó, giá cổ phiếu SCR bắt đầu sụt giảm trên thị trường tự do. Đến khi SCR lên niêm yết, giá lại sụt giảm một đợt nữa và về mức 24.000 đồng/cổ phiếu. Động thái bán cắt lỗ của nhiều nhà đầu tư dưới áp lực trả nợ là một trong những lý do chính khiến giá cổ phiếu này giảm sâu.

Trong những phiên giao dịch vừa qua, hiện tượng bán giải chấp đã xảy ra. Mặc dù không phổ biến, nhưng với giá trị giao dịch sụt giảm thì việc bán giải chấp của một bộ phận nhà đầu tư cũng đủ khiến chỉ số thị trường giảm mạnh hơn dự đoán. Các cổ phiếu lần lượt lập các mức giá thấp kỷ lục, từ mức giá tương đương P/E 5 hay 6 lần xuống mức giá tương đương P/E 4 lần và dưới 4 lần. Trong các đợt điều chỉnh trước của thị trường kể từ sau khủng hoảng đến nay, chưa bao giờ có nhiều cổ phiếu giảm giá mạnh về mức P/E 4 lần như lần này.

Việc thay đổi chủ trương từ lãi suất thấp sang "thả nổi" lãi suất, rút tiền từ lưu thông về để kiềm chế lạm phát một cách bất ngờ khiến thị trường chứng khoán bị "đứt gẫy". Dòng tiền vào thị trường đã yếu lại tiếp tục bị rút ra.

Vấn đề ở chỗ, khi chính sách phát đi các thông điệp khác nhau, thì cách ứng xử của nhà đầu tư khác nhau. Khi chính sách thay đổi đột ngột, nhiều nhà đầu tư điều chỉnh không kịp (nhất là những người đầu tư giá trị, mua khi cổ phiếu giảm về mức giá xác định), dẫn đến thua lỗ.

Không chỉ nhà đầu tư nước ngoài, mà các chuyên gia, nhà đầu tư trong nước cũng lên tiếng về sự cần thiết phải minh bạch và nhất quán của chính sách, một giải trình chính sách hợp lý khi có sự thay đổi.

Nếu chính sách cứ tạo ra những "cú sốc" như vừa qua thì nhà đầu tư sẽ sợ hãi mà rời xa thị trường, bởi không ai dám đánh cược với chính sách.      

(Đầu tư Chứng khoán điện tử)

  • Thông tin sẽ tăng room cho NĐT nước ngoài lên 69% không chính xác
  • Khép phiên trái chiều, VN-Index tiếp phiên ghi gần 4 điểm
  • Tiếp cảnh chợ chiều, UC-Index dừng phiên lùi về 40,19 điểm
  • Kỳ vọng vào “chiếc phao” cổ tức
  • Lợi nhuận dự báo trong quý IV và cả năm 2010 của tốp 10 cổ phiếu bluechip
  • Mở phiên, thị trường quay đầu giảm điểm
  • Huy động vốn qua TTCK đạt hơn 45.500 tỷ đồng
  • Tin vắn chứng khoán ngày 24/11
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!