Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kỳ vọng lợi nhuận quý I?

 Mặc dù còn khá lâu nữa mới tới thời điểm các Cty niêm yết công bố báo cáo tài chính quý I/2010, nhưng những thông tin sớm đã được “rả rích” tung ra.

Kết quả hoạt động quý I năm nay được quan tâm nhiều hơn khi thời điểm này được xem là lúc hội tụ những khó khăn chưa bộc lộ, hoặc được giảm nhẹ nhờ những biện pháp hỗ trợ trong năm 2009.

"Đuối” cùng tăng trưởng tín dụng?

Mới nhất là kết quả kinh doanh 2 tháng đầu năm của FPT công bố ngày 16.3. Theo đó lợi nhuận trước thuế 2 tháng đầu năm đạt trên 222 tỉ đồng, tăng 48,2% so với cùng kỳ 2009. Doanh thu cũng tăng khoảng 7%.

REE cách đây vài ngày cũng thông báo lũy kế 2 tháng đầu năm 2010 đạt doanh thu thuần 271,3 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế 65,3 tỉ đồng. Quý I/2009, doanh thu thuần của REE là 143,4 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế 77,5 tỉ. Như vậy, rất có triển vọng lợi nhuận quý I này của REE sẽ tăng so với cùng kỳ.

PNJ 2 tháng cũng đạt 54 tỉ đồng lợi nhuận trước thuế chưa hợp nhất trong khi quý I/2009 đạt 76 tỉ lợi nhuận sau thuế. HRC tại ĐHCĐ vừa qua cũng ước tính quý I lãi khoảng 25 tỉ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 14,3 tỉ đồng. BHS hai tháng đầu năm đạt lợi nhuận trước thuế 22,25 tỉ đồng khá cao so với lợi nhuận sau thuế quý I/2009 chỉ là 6,1 tỉ đồng.

TTCK đầu năm 2010 đã có diễn biến khác quy luật khi không có một con sóng “lợi nhuận quý IV” như thường thấy. Dĩ nhiên tại thời điểm 2 tháng đầu năm, nỗi lo lạm phát và thắt chặt tiền tệ được thị trường quan tâm nhiều hơn nhưng ngoài ra còn ảnh hưởng bởi tâm lý nghi ngờ của NĐT. “Mổ xẻ” lợi nhuận năm 2009 cho thấy con số tính chung cả năm là tốt nhưng  lại giảm dần theo quý. Điều đó khơi lên nỗi lo ngại về sự khó khăn tập trung trong quý I/2010, khi các hiệu ứng “tiếp sức” năm 2009 không còn.

Chủ tịch HĐQT một CTCK tại Hà Nội cho rằng, năm 2009 mặc dù là năm suy thoái, khủng hoảng kinh tế nhưng DN lại “ăn nên làm ra” do Chính phủ tập trung áp dụng các biện pháp hỗ trợ DN nói riêng cũng như kích thích kinh tế nói chung. Do đó DN được hưởng lợi khá nhiều. Điều này cũng đã được chứng minh bằng các con số lợi nhuận khả quan 2009 của Cty niêm yết trên hai sàn CK. Tuy nhiên, năm 2010, mặc dù về điều kiện vĩ mô, DN có lợi thế nhưng kết quả kinh doanh lại có thể không được tốt như năm 2009 do lúc này DN phải tự lực nhiều hơn khi các biện pháp hỗ trợ giảm bớt hoặc dừng hẳn.

Ông Phạm Vĩnh Thành, Phó TGĐ CTCK Kim Long cũng nhận xét lợi nhuận quý I/2010 của DN niêm yết sẽ khó có mức đột biến. Một căn cứ dễ thấy là tăng trưởng tín dụng thường đi liền với tăng trưởng lợi nhuận của DN và tăng trưởng GPD. Nếu tín dụng tăng thấp thì khả năng lợi nhuận sẽ không cao. Dù tăng tín dụng tháng 3 có cải thiện thì thời gian cũng còn không nhiều cho số liệu quý I.

Theo số liệu của NHNN, tăng trưởng tín dụng 2 tháng đầu năm thấp và chỉ kỳ vọng tăng lên từ tháng 3. Mức tăng trưởng tháng 1 và 2.2010 (tính theo tháng) chỉ đạt 1,4% trong khi số liệu 2 tháng cùng kỳ 2009 là 1,81%. Tuy nhiên, trong năm 2009, mức tăng tín dụng từ tháng 3 đến tháng 6 đều trên 4%, trong đó tháng 3 so với tháng 2 tăng 4,11%. Việc cho phép thỏa thuận lãi suất đối với các khoản vay trung, dài hạn vừa qua hứa hẹn sẽ tăng độ linh hoạt của dòng vốn NH và các NH có điều kiện đẩy mạnh cho vay.

Phân hóa

Tuy nhiên, cũng theo ông Thành, không phải vì nguyên nhân lợi nhuận quý I mà giá CK sẽ biến động. Nguyên nhân là việc DN khó khăn trong quý I đã được thị trường biết từ lâu và đã phản ánh vào giá, không còn bất ngờ nữa. Mặt khác, không phải tất cả các DN đều gặp khó khăn như nhau trong quý I vì đặc điểm của chu kỳ kinh doanh hoặc DN đã lên kế hoạch “ứng phó” từ trước: Có những DN chưa phản ánh hết lợi nhuận vào quý IV/2009, tích trữ hàng tồn kho hoặc có DN chuẩn bị được vốn tốt hơn, ít phụ thuộc vào kênh ngân hàng.

Thực tế vừa qua không ít DN đã làm được điều này nhờ hoạt động tăng vốn sớm hoặc huy động vốn qua kênh trái phiếu. Nếu DN lại tận dụng được lợi thế về giá hàng hóa tăng thì khả năng đạt được lợi nhuận cao. Trong bối cảnh hậu khủng hoảng, phân tích cơ bản có thể giúp NĐT lọc ra được những DN có tiềm năng phục hồi nhanh hơn, xét theo ngành nghề cũng như nội lực.

Theo phân tích của các CTCK, NĐT có thể chú ý đến các DN có dòng tiền mặt tốt, khả năng thu hồi nợ nhanh, sử dụng đòn bẩy tài chính thấp mà vẫn làm ăn hiệu quả trong năm 2009. Đặc biệt những DN có lượng tiền mặt lớn trong bối cảnh lãi suất thương mại đang lên cao sẽ giúp DN chủ động và dự tính tốt hơn chi phí.

Lợi nhuận đột biến trong quý I/2010 dự kiến không nhiều, nhưng những nguồn thu như vậy thường được NĐT lưu ý vì khả năng “tạo sóng” với CP. Dù vậy nội lực của DN vẫn chỉ được xem xét dưới góc độ hoạt động kinh doanh chính hơn là lợi nhuận bất thường.

 

(Báo Lao Động)

  • Đại lý nhận lệnh chứng khoán biến tướng
  • Nhà đầu tư xả hàng mạnh trên HO
  • DN niêm yết có quyền chủ động thông tin cho báo chí
  • Đợt 1: Sắc xanh trở lại cả hai sàn
  • Điểm tin thị trường
  • Một góc nhìn về phiên chao đảo ngày 16/3
  • Đại hội cổ đông: Mời không dự, muốn dự không được mời
  • Thực hư thông tin chia thưởng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!