Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lãi giả - lỗ thật, hệ lụy và hướng giải quyết

Nhiều báo cáo tài chính của doanh nghiệp niêm yết được công bố, nhà đầu tư và cổ đông hồ hởi bởi bức tranh tài chính rất đẹp. Tuy nhiên, sự hồ hởi đó bị dội một gáo nước lạnh sau khi báo cáo được soát xét hoặc qua kiểm toán thì lãi nhiều thành lãi ít, thậm chí lãi khủng thành lỗ lớn.

Đâu là nguyên nhân khiến tình trạng này ngày một trầm trọng hơn và xử lý bằng cách nào? Kiến giải của một số chuyên gia về vấn đề này.

“Doanh nghiệp chỉ nên công bố báo cáo tài chính soát xét hoặc đã kiểm toán”

Ông Mạc Quang Huy, Phó tổng giám đốc CTCK Thăng Long

Tình trạng chênh lệch lợi nhuận giữa báo cáo tài chính trước và sau kiểm toán/soát xét của doanh nghiệp là hiện tượng không mới. Vấn đề này đã từng được cảnh báo từ vài năm trước. Nhưng hiện tượng này không những không giảm mà ngày càng trầm trọng, biểu hiện qua độ "vênh" giữa các con số ngày một lớn và nhiều trường hợp theo hướng bất lợi cho nhà đầu tư.

Thực tế cho thấy, các sai lệch giữa số liệu báo cáo trước và sau kiểm toán (hay soát xét) có rất nhiều nguyên nhân, trong đó có các nguyên nhân khách quan như sự chưa hoàn thiện của hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam; sự thiếu rõ ràng hoặc do trình độ nhận thức dẫn đến sự thiếu thống nhất trong cách hiểu và áp dụng các chuẩn mực kế toán, các quy định pháp lý giữa doanh nghiệp và các công ty kiểm toán.

Tuy nhiên, không loại trừ khả năng doanh nghiệp điều chỉnh số liệu cho các mục đích ngắn hạn của ban điều hành dưới áp lực của các cổ đông. Đây là một hạn chế chung của mô hình công ty đại chúng, khi lợi ích của ban điều hành với tư cách một người làm thuê không hẳn thống nhất với các cổ đông. Các khoản mục có khả năng can thiệp dễ nhất là các ước tính kế toán như các khoản lập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá, khấu hao tài sản. Khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng thì các áp lực điều chỉnh báo cáo tài chính càng trở thành vấn đề lớn.

Cách tốt nhất để khắc phục lỗi chênh lệch là doanh nghiệp chỉ cần gửi một bộ báo cáo duy nhất, đó là báo cáo tài chính đã được soát xét hay báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Có như vậy, số liệu cũng tin cậy hơn và nhà đầu tư cũng đỡ rủi ro hơn khi tiếp cận thông tin.

"Cần có chế tài để doanh nghiệp có trách nhiệm với những con số công bố"

Ông Lê Đạt Chí, Trưởng bộ môn Đầu tư tài chính, Đại học Kinh tế TP. HCM

Sở dĩ có sự chênh lệch lợi nhuận trong báo cáo tài chính trước và sau soát xét của doanh nghiệp, trước hết do thị trường chưa có hình thức kỷ luật nào về sai sót này, nên doanh nghiệp không thấy có trách nhiệm phải làm thật chuẩn mực. Họ chỉ cố nộp báo cáo tài chính cho đúng hạn để tránh bị phạt, còn thông tin trong báo cáo tài chính liệu đã chuẩn xác chưa thì tính sau. Tuy nhiên, các doanh nghiệp quên mất rằng, thị trường có những hình thức kỷ luật của nó và nếu tình trạng "vênh" nhau này cứ lặp lại, nhà đầu tư sẽ không tin tưởng vào doanh nghiệp đó và tất nhiên sẽ loại bỏ cổ phiếu đó ra ngoài danh mục đầu tư.

Cũng không loại trừ trường hợp báo cáo tài chính của doanh nghiệp có nhiều khoản không rõ ràng, đắn đo không biết bút toán ra sao. Đến khi kiểm toán vào cuộc, những khoản không minh bạch này bị xuất toán trở lại. Cũng có lý do sai số là do báo cáo tài chính của các công ty con gây ra.

Nhưng có lẽ áp lực lợi nhuận từ phía cổ đông mới là lý do chính khiến doanh nghiệp cứ phải tìm cách làm sao nâng lợi nhuận lên. Đến khi kiểm toán rà soát, mới hay đó là khoản không đúng, chỉ là lợi nhuận ảo. Nếu cổ đông quan tâm đến dòng tiền để đánh giá doanh nghiệp như cách giới đầu tư nước ngoài vẫn làm, có lẽ doanh nghiệp không đến mức phải "thổi" lợi nhuận lên như thế.

 Muốn cải thiện tình hình này, điều đầu tiên là doanh nghiệp phải nhìn nhận lại việc công bố thông tin. Thông tin đưa ra cần chuẩn xác, tránh sai sót để tạo niềm tin nơi nhà đầu tư. Về phía cơ quan quản lý, cần có giải pháp cũng như chế tài để doanh nghiệp thấy có trách nhiệm với những con số công bố trong báo cáo tài chính.

Ngọc Thủy

 

Tuyên bố trách nhiệm:Bài viết được lấy nguyên văn từ nguồn tin nêu trên. Mọi thắc mắc về nội dung bài viết xin liên hệ trực tiếp với tác giả. Chúng tôi sẽ sửa, hoặc xóa bài viết nếu nhận được yêu cầu từ phía tác giả hoặc nếu bài gốc được sửa, hoặc xóa, nhưng vẫn bảo đảm nội dung được lấy nguyên văn từ bản gốc.

(Đầu tư Chứng khoán điện tử)

  • Lợi nhuận ảo lộ diện trong báo cáo tài chính soát xét
  • DN thép “sống tốt” nhờ lối đi riêng
  • UBCK sẽ làm rõ hành vi tiếp tay cho bán khống
  • Miễn thuế cổ tức cho 2 năm tài chính 2011-2012
  • Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 24/8
  • Vốn ngoại chảy ngầm vào Việt Nam
  • Tiêu chuẩn niêm yết mới, đừng để TTCK chệch hướng
  • Nhiều vấn đề nổi cộm trong BCTC bán niên sau soát xét
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!