Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mua bán cổ phần nhà mạng: Nơi thừa, nơi thiếu

 Trong khi các nhà đầu tư nước ngoài đang mong chờ mua được cổ phần của MobiFone, thì S-Fone lại đang phải đẩy mạnh công tác PR để bán được cổ phần cho đối tác nước ngoài.

Mặc dù trong năm 2010, không có bất cứ thông tin nào về tiến trình cổ phần hoá MobiFone, nhưng mới đây, Hãng Viễn thông Orange France Telecom vẫn bày tỏ mong muốn mua được cổ phần của nhà mạng này. Orange France Telecom được xem là hãng viễn thông nước ngoài có “thâm niên” trong việc “mai phục” cổ phần của MobiFone, với hơn 4 năm chờ đợi.

Tính đến thời điểm này, câu chuyện cổ phần hoá nhà mạng MobiFone đã được viết trong thời gian 5 năm có lẻ, nhưng chương kết vẫn là ẩn số. Cụ thể, năm 2005, MobiFone chính thức có quyết định cổ phần hoá, năm 2008 lựa chọn được nhà tư vấn chiến lược và tháng 7/2010 chuyển đổi mô hình hoạt động sang công ty TNHH nhà nước một thành viên.

Trong khi MobiFone chơi trò ú tim với các nhà đầu tư nước ngoài, thì Công ty cổ phần Dịch vụ bưu chính viễn thông Sài Gòn (SPT) lại đang cố gắng PR để bán được 20-30% vốn góp của mình trong liên doanh S-Fone. Trong Triển lãm Vietnam Telecomp diễn ra vào trung tuần tháng 11, SPT đã khẳng định, một trong những mục đích tham gia Triển lãm của SPT là kêu gọi đầu tư vào S-Fone.

Theo ông Hồ Hồng Sơn, Tổng giám đốc SPT, Công ty đang nỗ lực triển khai kế hoạch tiếp tục củng cố và phát triển mạng di động S-Fone. “Công tác chuẩn bị về nhân lực, tài lực và vật lực đang được SPT ráo riết triển khai để phát triển thương hiệu S-Fone lên tầm cao mới”, ông Sơn nói và cho biết, đang có một số nhà mạng của Nhật Bản, Trung Quốc và Singapore quan tâm đến cổ phần của S-Fone.

Được biết, FPT cũng mong muốn đầu tư vào S-Fone để có thể nhảy vào lĩnh vực viễn thông di động và hai bên đã có những bước gặp gỡ ban đầu. Trước đó, FPT đã cùng công ty con của mình là FPT Telecom bỏ ra một số tiền tương đối lớn để mua 60% vốn điều lệ của EVNTelecom.

Tuy nhiên, chuyên gia thuộc một hãng viễn thông nước ngoài cho rằng, các nhà đầu tư nước ngoài phải cân nhắc rất kỹ trước khi quyết định đầu tư vào các hãng viễn thông chỉ chiếm vài phần trăm thị phần. Hiện cả 3 nhà mạng có vốn ngoại là S-Fone, Vietnamobile và Beeline đều hoạt động không mấy hiệu quả. Theo ông Sơn, do 3 nhà mạng lớn đã chiếm tới 90% thị phần, nên thị trường viễn thông di động chỉ còn là khe cửa hẹp đối với các nhà mạng khác và việc các nhà mạng này gặp khó khăn là điều không thể tránh khỏi.

( Đầu tư điện tử)

  • “Mẹo” thu thêm thuế chứng khoán?
  • Tin vắn chứng khoán ngày 2/12
  • Điệp khúc mua ròng sàn HO, bán ròng sàn HNX lại lặp lại
  • Chứng khoán đi trước?
  • Tạm dừng giữa phiên UC-Index tăng lên 41,7điểm
  • 01/12: Hai sàn đỏ lửa, thanh khoản sàn HNX vượt sàn HO
  • Cổ phiếu sốt bí ẩn
  • Mở phiên hai sàn cùng giảm nhẹ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!