Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Năm 2011: Dòng tiền có chọn chứng khoán?

Trong năm qua, TTCK luôn trong tình trạng thiếu dòng tiền hỗ trợ, thanh khoản liên tục ở mức dưới 1.000 tỉ đồng/phiên. Nguyên nhân chính được nhìn nhận là do dòng tiền có xu hướng chảy lệch qua các kênh khác.

Và khi dòng tiền không quá dồi dào, NĐT cá nhân có xu hướng tìm kiếm các cơ hội làm giá CP. Sự lựa chọn tối ưu là các mã CP có quy mô trung bình và nhỏ, với khả năng kiểm soát nguồn cung tốt hơn.

2010, lực kéo CK chưa đủ mạnh

Các chuyên gia của CTCK SME (SMES) cho rằng, có lẽ do chính sách tiền tệ năm qua có nhiều điểm không nhất quán, nhiều lúc bị động nên niềm tin của NĐT đã bị ảnh hưởng mạnh mẽ. Theo nhận định này thì tuyên bố và hành động thực tế của NHNN tạo ra nhiều rủi ro cho thị trường tài chính, thể hiện qua mặt bằng thanh khoản giảm sút trong hơn một nửa thời gian của năm. Nếu so sánh giữa nới lỏng và thắt chặt, quan điểm trên thiên về nhận định chính sách tiền tệ hướng vào thị trường tài chính năm qua thắt chặt nhiều hơn nới lỏng. Do đó thị trường suy giảm, phản ánh thực chất kết quả của chính sách vĩ mô.

Sự suy giảm của dòng tiền cũng được cho là rủi ro lớn nhất trong năm qua đối với TTCK. Trong năm qua, chỉ số CK VN giảm 2,2%. Mức suy giảm trên được đánh giá là không quá tiêu cực trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô có những biến động không mấy khả quan. Đặc biệt là sự biến động của giá vàng, giá ngoại tệ và lãi suất liên tục thiết lập các kỉ lục mới. NĐT đổ xô tìm tới vàng và ngoại tệ do tỉ suất sinh lời lớn chỉ trong thời gian ngắn. Và ở thời điểm đó, TTCK chứng kiến cảnh chợ chiều, đìu hiu vắng khách. Nhưng điều đáng lo ngại được cho là không nằm ở chỗ suy giảm của chỉ số. Theo thống kê, trong năm 2010, số lượng Cty niêm yết mới tăng rất nhanh nhưng tổng giá trị vốn hóa/GDP chưa có bước đột phá đáng kể. Chưa có nhiều “hàng” chất lượng lên sàn. Do đó, sức hấp dẫn của thị trường không tăng.

Quý III và nửa đầu quý IV/2010 cũng là thời gian thị trường chứng kiến tình trạng thanh khoản liên tục giảm xuống dưới 1.000 tỉ đồng/phiên. Dòng tiền suy giảm trên TTCK. Theo phân tích của GĐ khối phân tích SMES Nguyễn Việt Hùng, dòng tiền suy giảm mạnh sẽ kéo theo tâm lý NĐT không ổn định, kém lạc quan, khiến thanh khoản ở mã gần như không còn giao dịch. Thêm vào đó, khi lãi suất tăng cao, giá vàng và đồng ngoại tệ đều leo thang, TTCK với thanh khoản thấp sẽ càng trở nên kém hấp dẫn. Khi dòng tiền bị rút khỏi thị trường thì cơ hội tăng trưởng càng giảm đi ngay cả khi các yếu tố vĩ mô có sự cải thiện. Và lúc đó, để tạo ra sự thay đổi phải có một cú hích thật mạnh. Ngoài ra, TTCK cũng sẽ kém hấp dẫn đối với NĐT nước ngoài, trong khi khối ngoại luôn ưu tiên yếu tố thanh khoản trong đầu tư. Nếu thanh khoản giảm sút sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu tái cơ cấu danh mục đầu tư trong cùng một thị trường và giữa các thị trường.

Không bi quan về dòng tiền năm 2011

Theo phân tích của các chuyên gia SMES thì thị trường hiện nay không thiếu vốn. Hướng đi của dòng tiền trong năm 2011 sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thứ nhất, nếu xét mối tương quan giữa các kênh đầu tư mà chủ yếu là vàng, ngoại tệ và BĐS, nếu sự tăng trưởng của TTCK vẫn đem lại lợi nhuận đủ hấp dẫn NĐT thì khả năng thu hút dòng tiền vẫn lớn. Bởi trong ba kênh đầu tư trên, vàng và ngoại tệ được cho là hai thị trường khó đoán nhất do phụ thuộc vào yếu tố khách quan là kinh tế thế giới. Nếu vàng và ngoại tệ ổn định, dòng tiền sẽ ưu tiên TTCK và BĐS, trong đó TTCK và thị trường BĐS có sự liên thông với nhau rất lớn.

Thứ hai, khả năng thu hút dòng tiền nóng của VN sau thất bại năm 2010, nhiều quỹ đầu tư lớn như Dragon Capital, Vina Capital, Mekong Capital... đều khẳng định kế hoạch có thêm quỹ mới năm 2011. Nếu được hiện thực hóa, dòng tiền từ khối ngoại có khả năng sẽ tác động tích cực tới thị trường. Thứ ba, niềm tin của NĐT vào chính sách vĩ mô, đặc biệt từ NHNN và UBCK với các chính sách ổn định và lộ trình cụ thể hơn, đặc biệt là việc tăng thêm công cụ cho thị trường và NĐT.

Năm 2010, tăng trưởng tín dụng thực tế đã vượt xa con số 25%. Năm 2011, mục tiêu tăng trưởng tín dụng được NHNN công bố hồi cuối tháng 12.2010 là khoảng 23%, tổng phương tiện thanh toán nằm trong khoảng từ 20-24%. Đây vẫn là con số rất cao so với các nền kinh tế trong khu vực. Do đó, dòng tiền được nhận định sẽ không phải là vấn đề lớn của TTCK trong năm 2011 nếu xét đơn thuần về lượng. Đứng từ góc độ chu kỳ của chính sách tiền tệ, nhiều chuyên gia bày tỏ quan điểm lạc quan hơn về khả năng tăng trưởng của VN-Index trong năm 2011 so với năm 2010 mặc dù các cơ hội có thể chưa xuất hiện ngay những tháng đầu năm này. SMES cũng cho rằng, mắt xích của TTCK năm 2011 nằm ở hai vấn đề chính là tỉ giá và lạm phát. Và chỉ cần tỉ giá ổn định (không nhất thiết phải đi xuống) và lạm phát ở mức 1 con số, nhận định này cho rằng, VN-Index hoàn toàn có khả năng chinh phục lại mốc đỉnh của năm 2010 (xấp xỉ
550 điểm).

(Báo Lao Động)

  • Tổng công ty Dầu Việt Nam thoái vốn tại NamVietOil
  • Mở phiên hứng khởi, VN-Index vượt mốc 500 điểm thành công
  • Màn độc diễn của khối ngoại
  • Cơ hội của chứng khoán
  • Chờ CPI giảm
  • Thị trường cần phải chờ đợi tin tức hỗ trợ
  • Các chỉ số tiếp tục biến động trong biên độ hẹp.
  • 19/01: Thị trường có thể bứt phá được ngưỡng 500 điểm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!