Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhiều “chiêu” làm đẹp sổ sách

 Chuyển vốn lòng vòng từ các công ty họ hàng, công ty mẹ, công ty con... là những thủ thuật để làm đẹp báo cáo tài chính cuối năm

Mùa báo cáo tài chính năm 2010 đã bắt đầu, cũng là mùa đại hội cổ đông nên đang rộ lên tình trạng “phù phép” kết quả kinh doanh để làm đẹp báo cáo tài chính trình đại hội cổ đông. Đây cũng là mánh lới các công ty niêm yết sẵn sàng áp dụng nhằm đánh bóng, nâng giá cổ phiếu. Một số trường hợp có thể qua mắt được cơ quan chức năng nhưng lại đặt ra cho nhà đầu tư nhiều nghi vấn.

Đẩy nợ cho “con”
 

Công ty CP T. (đã niêm yết trên sàn chứng khoán TPHCM) vừa hoàn thành báo cáo tài chính quý III/2010. Với kết quả doanh thu đạt 315 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế 26,7 tỉ đồng (đạt kế hoạch đề ra)... hẳn nhiều nhà đầu tư bình thường sẽ cho rằng kết quả này là khả quan. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là doanh thu của công ty này đã tăng đột biến từ hơn 9 tỉ đồng lên 315 tỉ đồng, trong khi đó, nhìn lại bảng cân đối tài sản của công ty thì tiền và các khoản tương đương tiền chỉ có 647 triệu đồng, còn lại là các khoản nợ phải thu. Truy tìm nguồn thu này được biết đây là khoản phải thu cực lớn từ công ty TNHH C. với số tiền 326 tỉ đồng. Tuy nhiên, vấn đề sẽ không có gì nghi ngại nếu như công ty TNHH C. này không phải do người thân của chủ tịch HĐQT công ty CP T. đứng tên làm chủ.
 
Các chuyên gia tài chính cho rằng không loại trừ trường hợp để báo cáo tài chính của mình được đẹp hơn, công ty CP T. đã thực hiện bán một “cục” tài sản nào đó để nhằm ghi nhận nợ, làm tăng doanh thu của mình lên. Nếu như thế thì việc trả tiền thực hay chuyển lòng vòng và chỉ mang hình thức vỏ bọc thì nhà đầu tư bên ngoài rất khó xác định.
 
Và “con” nuôi “mẹ”
 
Giám đốc phân tích tài chính doanh nghiệp của một công ty chứng khoán còn cho biết: Trên sàn chứng khoán hiện nay, không ít trường hợp một tập đoàn, tổng công ty hoạt động kinh doanh không mấy nổi bật, thậm chí nợ khá nhiều nhưng thường thực hiện “vỗ béo” công ty con để niêm yết trên sàn, sau đó lấy những khoản lợi nhuận từ hoạt động trên sàn chứng khoán để nuôi công ty mẹ. Vị này cho biết ông đã từng quan tâm đến sự kiện tập đoàn K. cổ phần hóa một xí nghiệp và đem niêm yết trên sàn Hà Nội.
 
Sau đó, để làm cho báo cáo tài chính của công ty này đẹp lên, tập đoàn K. đã thực hiện một số động tác, trong đó có việc chuyển bán dự án lớn thuộc ngành khoáng sản có khả năng sinh lời rất cao cho công ty con. Khi giá cổ phiếu công ty con đã tăng mạnh đủ để tập đoàn mẹ thực hiện kinh doanh, phát hành cổ phiếu để hút vốn về cho mình thì tập đoàn mẹ tìm cách thu lại dự án...
 
Những nghi vấn mới
 

Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ra quyết định xử phạt Công ty CP Kỹ nghệ gỗ Trường Thành (TTF) 70 triệu đồng vì đã không thực hiện hợp nhất các báo cáo tài chính của các công ty con. Chưa vội kết luận nguyên nhân sâu xa của việc này nhưng nhà đầu tư  đặt ra nhiều nghi vấn, trong đó có việc liệu TTF có thể giấu lỗ của các công ty con để làm đẹp báo cáo tài chính của công ty mẹ?
 
Thạc sĩ Lê Đạt Chí, giảng viên Trường ĐH Kinh tế TPHCM, cho rằng hiện nay, chính sách của VN còn ưu tiên, khuyến khích doanh nghiệp mới thành lập, ưu đãi một số khu vực có tình trạng doanh nghiệp trốn thuế bằng cách lập công ty con.
 
Một chuyên gia tài chính cũng cho biết gần đây xuất hiện tình trạng một số công ty thuộc lĩnh vực bất động sản tìm cách làm đẹp báo cáo tài chính thông qua việc bắt tay với đối tác để thực hiện chuyển nhượng “trên giấy tờ” nhằm tạo doanh thu ảo. Điển hình là công ty CP H. đã công bố kế hoạch doanh thu từ bất động sản trong quý III/2010 tăng gần 20 tỉ đồng nhưng thực tế con số này đã có một phần khá lớn từ khoản phải thu của một công ty liên kết được cho là đã mua hàng chục căn hộ của công ty H. nhưng chưa thanh toán... Liệu rằng khoản này có chắc sẽ là nguồn phải thu thật hay chỉ là động tác giả? Đó là vấn đề mà các nhà đầu tư quan tâm...

Luật chưa đủ sức răn đe
 
Ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng Thư ký Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính (VAFI), cho biết có khá nhiều trường hợp doanh nghiệp cố tình gian lận báo cáo tài chính nhằm mục đích làm tăng giá cổ phiếu để dễ dàng huy động vốn, làm vừa lòng cổ đông khi đại hội... Tuy nhiên, luật hiện hành chưa mạnh tay để xử phạt các trường hợp trên. Chẳng hạn vấn đề của TTF, công ty này đã không hợp nhất báo cáo tài chính theo quy định từ năm 2008 đến nay nhưng chỉ mới bị xử phạt hành chính. Còn thời gian qua, nhà đầu tư phải “tự bơi” để tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp này.
 
Được biết, dự thảo Luật Kiểm toán độc lập đã được Quốc hội thảo luận trong kỳ họp trước và dự kiến sẽ được thông qua trong kỳ họp diễn ra vào tháng 3 tới đây sẽ có nhiều đòi hỏi về trách nhiệm của kiểm toán viên. Theo đó, kiểm toán viên phải giải trình khi trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp có mức độ sai số lớn.

(nld)

  • Đà tăng điểm kéo dài, VN-Index vượt mốc 490 điểm
  • Nhiều doanh nghiệp được chào bán cổ phiếu
  • Năm 2011, cơ hội đầu tư chứng khoán nổi trội hơn cả
  • Công ty Chứng khoán huy động vốn lãi suất trên 17%
  • Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 17/1
  • Tin vắn mua và bán cổ phiếu ngày 17/1
  • Chứng khoán tuần từ 17-21/1 qua “lăng kính” kỹ thuật
  • Huy động vốn: cái lý của công ty chứng khoán
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!