Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ồ ạt lên sàn

Hàng loạt doanh nghiệp  đưa ra kế hoạch niêm yết trong năm nay, đây được xem là xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển của chính mỗi doanh nghiệp.

Lên sàn để huy động vốn

CTCP thép Pomina đang chuẩn bị hồ sơ để xin phép niêm yết tại sàn TP.HCM. Ông Đỗ Duy Thái, Chủ tịch HĐQT Pomina cho biết, kế hoạch này sẽ được trình đại hội cổ đông được tổ chức trong tháng 3 này, và cố gắng hoàn thành các thủ tục niêm yết trong quý 2/2010. "Sau khi niêm yết, chúng tôi sẽ huy động thêm vốn bằng cách phát hành cổ phiếu (CP)", ông Đỗ Duy Thái nói.

Trong khi đó, Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlong Bank) đã được cổ đông thông qua kế hoạch niêm yết tại sàn TP.HCM vào cuối năm 2009. Theo ông Trương Hoàng Lương, Tổng giám đốc Kienlong Bank, ngân hàng sẽ cố gắng hoàn tất quá trình chuẩn bị hồ sơ để lên sàn trong quý 2/2010. Theo kế hoạch, sau khi lên sàn, ngân hàng này sẽ tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỉ đồng ngay trong năm 2010.  

Hàng loạt doanh nghiệp khác cũng đang có kế hoạch đưa CP lên sàn. Thậm chí một số doanh nghiệp đã từng trì hoãn nhiều lần việc niêm yết cũng đang có ý định khởi động lại kế hoạch này. Các doanh nghiệp nhìn thấy thị trường đang thuận lợi, là điều kiện tốt cho việc lên sàn. Đặc biệt, trong điều kiện vay vốn ngân hàng khó khăn với lãi suất cao như hiện nay, thì huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán là tối ưu nhất.

Sự lựa chọn tất yếu

Theo lộ trình phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã nêu rõ quyết tâm sẽ đưa tất cả công ty đại chúng lên sàn giao dịch. Kế hoạch  của UBCKNN đang dậm chân tại chỗ và có thể cần  thêm một thời gian nữa, nhưng cũng không còn nguyên nhân gì phải kéo dài quá lâu. Hiểu rõ điều đó, các doanh nghiệp sẽ phải chủ động lựa chọn cho mình nơi niêm yết ngay từ đầu nếu đã hội đủ điều kiện. 

Giám đốc một công ty cổ phần may mặc tại TP.HCM cho biết, ông sẽ trình đại hội cổ đông thường niên 2010 vấn đề niêm yết ở đâu và thời gian thực hiện để cổ đông quyết định. Tuy nhiên, ưu tiên số một vẫn là hai sàn niêm yết chính thức, và cần thực hiện trước khi bị UBCKNN "ép" vào sàn UPCoM. Ông cho biết sàn UPCoM không thu hút được sự quan tâm của nhà đầu tư, nên khó thực hiện  việc huy động vốn. Hiểu đơn giản nhất thì ông "chê" UPCoM vì đó là chợ nhỏ, thương hiệu chưa nổi tiếng.

Đứng trên góc độ nhà đầu tư, khi thị trường có thêm hàng hóa là có thêm sự lựa chọn. Riêng cổ đông của các doanh nghiệp cũng có thể yên tâm hơn vì đồng vốn của mình dễ dàng được luân chuyển khi CP được giao dịch trên sàn. Bởi trong thời gian qua, không ít doanh nghiệp cứ trì hoãn việc lên sàn khiến không ít cổ đông dài cổ chờ đợi.

(Thanh niên)

  • Cổ phiếu nhỏ tiếp tục tạo lực đỡ cho thị trường
  • CTCP Chứng khoán An Phát được chấp thuận nguyên tắc niêm yết cổ phiếu
  • CTCP Chứng khoán Hòa Bình nộp hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu
  • M&A công ty chứng khoán: Vừa làm vừa… run
  • Gỡ khó cho doanh nghiệp phát hành riêng lẻ
  • Hai sàn tiếp tục đi xuống
  • Đợt 1, VN-Index giảm 5,8 điểm xuống còn 526,06 điểm
  • Tin vắn chứng khoán ngày 16/3
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!