Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thâu tóm và tự vệ

 Thâu tóm đang là một trong những đề tài “nóng” nhất trên sàn chứng khoán VN những ngày này, sau vụ lùm xùm Dược Viễn Đông (MCK: DVD) với Dược Hà Tây (DHT) và mới đây nhất là vụ Bình Thiên An với Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp Descon (MCK: DCC).

Ông Nguyễn Xuân Bảng, thành viên HĐQT Descon, cho biết ông hoàn toàn bất ngờ khi bị hất văng ra khỏi guồng máy hoạt động của Descon và đang trên đường đòi lại “công lý” sau khi bị miễn nhiệm chức vụ chủ tịch HĐQT và người đại diện pháp luật Descon một cách đầy kịch tính chỉ trong vòng vài tuần. Ông Lê Văn Lớ, Chủ tịch HĐQT Dược Hà Tây, trước đó, cũng chia sẻ ông chưa bao giờ nghĩ đến việc phải đối mặt với một cuộc thâu tóm doanh nghiệp (DN) và đã bất ngờ khi Dược Viễn Đông công bố sở hữu một tỉ lệ cổ phiếu Dược Hà Tây khá cao sau một thời gian âm thầm mua cổ phiếu.
 
Theo giới đầu tư, các lãnh đạo Dược Hà Tây và Descon đã có phản ứng khá khác nhau trong hai vụ thâu tóm đình đám của thị trường chứng khoán VN 2010. Đó là trong khi Dược Hà Tây tìm mọi cách để ngăn chặn cuộc thâu tóm của Dược Viễn Đông, từ việc tuyên bố mua vào cổ phiếu quỹ mặc dù giá đang lên cao cho đến phát hành tăng vốn điều lệ nhằm giảm tỉ lệ sở hữu của Dược Viễn Đông thì Descon đã không có bất kỳ hành động tự vệ nào khi Bình Thiên An liên tục mua vào cổ phiếu của Descon để nâng tỉ lệ sở hữu.
 
Thâu tóm là một hoạt động nhắm đến khống chế sở hữu và điều hành công ty. Thâu tóm DN niêm yết không còn là chuyện mới mẻ trên thị trường chứng khoán VN. Thị trường từng chứng kiến những cuộc thỏa thuận sáp nhập thân thiện trên cơ sở tự nguyện, cùng có lợi. Tuy nhiên, liên tục gần đây, việc thâu tóm ngấm ngầm gây nên mâu thuẫn và bất ổn trong nội bộ DN, trong đó có nguyên nhân từ sự thiếu vắng một khung pháp lý hoàn thiện để điều chỉnh những hoạt động này.
 
Qua Descon hay Dược Hà Tây, hơn bao giờ hết, các DN niêm yết trên sàn đang ngày càng nhận diện và đối mặt hiển hiện với nguy cơ bị thâu tóm và sáp nhập, nhất là khi giá cổ phiếu công ty của họ đang lao dốc, trở thành miếng mồi béo bở cho nhiều tổ chức và cá nhân có nhiều tiền trên thị trường. Tuy nhiên, những “ông chủ” lớn khi lao vào vòng xoáy thâu tóm cũng cần nằm lòng một điều: Không phải cuộc thâu tóm nào cũng có thể tạo ra giá trị lớn hơn cho DN, nếu như không xử lý được các vấn đề về quan hệ, niềm tin của đội ngũ quản lý và sự thân thiện với các giá trị văn hóa cũ trước khi nghĩ đến việc cải thiện hoặc khước từ chúng.

(nld)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!