Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường đã đến đáy!?

TTCK vẫn thường được cho là hàn thử biểu của nền kinh tế, nhưng diễn biến của các chỉ số chứng khoán Việt Nam tuần qua chưa hẳn đã đúng với điều này.

Về vĩ mô, kể từ tháng 3/2009, nhập siêu đã giảm dần; chỉ số CPI tại Hà Nội và TP. HCM trong tháng 5 lần lượt có mức tăng là 0,41% và 0,48%, cho thấy lạm phát được kiềm chế ở mức thấp; lãi suất ngân hàng và tỷ giá khá ổn định trong vài tuần gần đây. Trong tháng 5, dự kiến tình hình kinh doanh của đa số DN niêm yết vẫn tăng trưởng tốt…, nhưng nhiều cổ phiếu đã mất giá trên 10% chỉ trong vỏn vẹn một tuần.

Chưa hết niềm vui chỉ lóe lên với cú lội ngược dòng ngoạn mục ngày 20/5, ngay sau đó NĐT lại phải chứng kiến những giây phút hết sức nặng nề trong phiên cuối tuần. Sau khi tăng 8 điểm ngày hôm trước, VN-Index đã dễ dàng mất đi gần 20 điểm trong ngày hôm sau. Còn sàn Hà Nội giảm gần như hết biên độ. Một sự "bất lường" khó đoán định của thị trường. Người trót mua, hàng chưa về, hoặc hàng đã về nhưng do thua lỗ nhiều đành buông xuôi tắt bảng điện tử. Người còn tiền tiếp tục theo dõi bắt đáy những mã cổ phiếu tốt.

Trên sàn giao dịch CTCK Tân Việt, nhiều NĐT, nhất là những người có tuổi, hoảng hốt cắt lỗ. Mắt vừa nhìn bảng điện tử vừa viết vào phiếu lệnh với kỳ vọng bán được cổ phiếu, hạn chế được thua lỗ. Sự thảng thốt hiện rõ trên từng khuôn mặt... Tuy nhiên, tính chung cả hai sàn, phiên giao dịch cuối tuần vẫn có khoảng 3.000 tỷ đồng tham gia bắt đáy.

Diễn biến TTCK Việt Nam tuần qua cho thấy sự liên thông chặt chẽ với thị trường thế giới. Theo thống kê của Vietstock.vn, trong tuần giao dịch từ ngày 17/5 đến 21/5, trong khi chỉ số Dow Jones mất 5,20%, Nasdaq mất 6,09%, Nikkei 225 mất 6,48%..., thì tại Việt Nam, chỉ số VN-Index mất 7,11% và HNX Index mất đến 11,59%. Nếu tính cả phiên phục hồi cuối tuần thì tính chung cuộc, thị trường Mỹ và châu Âu còn mất số điểm ít hơn.

Không chịu tác động trực tiếp từ cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu nhưng thị trường Việt Nam lại sụt giảm sâu hơn các nước trong khu vực và trên thế giới. Giải thích điều này, đại diện một quỹ đầu tư cho biết, một số quỹ đã mạnh dạn cắt lỗ sau khi chứng khoán giảm giá tới ngưỡng. Thêm vào đó, thời gian qua, ngay cả các NĐT tổ chức (các CTCK, DN có hoạt động đầu tư tài chính) cũng lướt sóng khiến thị trường càng trở nên biến động.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 21/5, các chỉ số chứng khoán của Mỹ và EU đều tăng. Nếu biến động cùng chiều với TTCK thế giới, TTCK Việt Nam sẽ có sự hồi phục nhất định trong tuần này.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của ĐTCK, hiện nhiều NĐT vẫn chưa thoát khỏi trạng thái bi quan quá mức. Tâm lý NĐT không được cải thiện, lượng hàng giải chấp chưa giải quyết xong, không ai dám khẳng định phiên giao dịch cuối tuần trước đã là đáy của thị trường.

(Đầu tư Chứng khoán điện tử)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!