Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

TTCK cần một cái nhìn chuyên nghiệp

Mặc dù rất nhiều bản báo cáo, phân tích của các CTCK, nhận định của các chuyên gia chỉ ra khả năng tăng trưởng của TTCK, triển vọng tích cực của nền kinh tế Việt Nam, nhưng chỉ cần một vài dấu hiệu điều chỉnh trên TTCK thì nhiều NĐT đã "ôm tiền bỏ chạy", khiến thị trường ngay lập tức hứng chịu một phiên giảm điểm mạnh nhất trong vòng 2 tháng trở lại đây.

Trong xu thế tăng điểm, những phiên điều chỉnh là cần thiết và hết sức bình thường. Tuy nhiên, phiên 16/3 không mang dáng vẻ của một diễn biến điều chỉnh kỹ thuật bình thường. Áp lực bán gia tăng rất mạnh, thậm chí hoảng hốt một cách hiếm thấy. Hầu như không có thông tin cơ bản nào có thể tác động đến tâm lý NĐT. Tin đồn tăng giá xăng hay CPI tháng 3 cao cũng chỉ là những thông tin cũ. Chỉ biết rằng, nhiều NĐT rỉ tai nhau là sắp có tin xấu, nhưng không ai biết đó là tin gì? Và thế là, hàng loạt lệnh bán được tung ra trên bảng điện tử, khiến giá cổ phiếu đồng loạt giảm mạnh, trong đó nhiều mã chạm giá sàn. Lệnh nối tiếp lệnh khiến những NĐT "bình tĩnh" cũng phải hoang mang dao động. VN-Index giảm mạnh nhất kể ngày từ 18/1 đến nay. Tuy nhiên, điểm tích cực là tính thanh khoản của thị trường vẫn tăng mạnh, chứng tỏ dòng tiền không có ý định đứng ngoài thị trường.

Những diễn biến giao dịch gần đây cho thấy, NĐT vẫn chưa thực sự yên tâm "gắn bó" với thị trường, tâm lý chủ yếu vẫn là đầu cơ. Việc một số CTCK cho phép NĐT sử dụng đòn bẩy tài chính trở lại, với mức phổ biến là 40 - 60%, khi VN-Index vượt trên 500 điểm đã góp phần giúp thị trường tiến lên mức 530 điểm khá vững vàng. Nhưng mặt trái của việc sử dụng đòn bẩy tài chính này cũng khiến các đợt sóng trở nên ngắn hơn và trồi sụt cũng nhiều hơn. Chỉ cần một vài phiên điều chỉnh, gần như thành quả của cả tuần, thậm chí cả tháng trời quay về con số 0. Chỉ một phiên giảm điểm ngày 16/3 đã lấy đi gần một nửa số điểm mà VN-Index tích lũy từ cuối tháng 2 đến nay.

Dạo qua các diễn đàn chứng khoán chiều 16/3 có thể thấy, rất nhiều NĐT tỏ ra hoang mang, không hiểu chuyện gì đã xảy ra. Diễn biến của thị trường cũng như tâm lý của các NĐT hết sức thất thường. Liệu đây có phải là kết quả của những dự báo về sự xuất hiện của đòn bẩy tài chính? Hay chỉ đơn thuần là đợt rung lắc sau một số thông tin chẳng lành? Liệu có tổ chức nào đang đánh xuống? Tôi cho rằng, NĐT hiện nay vẫn thiếu tính chuyên nghiệp, chịu tác động của tâm lý "bầy đàn", mua bán theo tin đồn nhiều hơn là phân tích các yếu tố cơ bản. Trong khi đó, việc công bố thông tin của một số DN chưa được minh bạch và kịp thời. Các cơ chế giao dịch linh hoạt, phù hợp với thông lệ quốc tế mặc dù được lên kế hoạch triển khai từ lâu, nhưng tới giờ vẫn chưa thấy động tĩnh. Có lẽ, đây là thời điểm tất cả NĐT cũng như cơ quan quản lý cần nhìn nhận TTCK Việt Nam một cách chuyên nghiệp hơn. 

(Đầu tư Chứng khoán điện tử)

  • Chứng khoán sẽ thế nào nếu gỡ trần lãi suất huy động?
  • Lực cầu sẵn sàng ở giá thấp sẽ nâng đỡ thị trường
  • Chờ 64 triệu cổ phiếu
  • Cổ phiếu thưởng như nồi cháo loãng!
  • UPCoM: “Sân chơi” an toàn nhưng chưa hấp dẫn
  • Niêm yết bổ sung CP: Tiền đã trao, cháo còn chờ... thủ tục!
  • Chứng khoán tuần 15/03 - 19/03: Tuy “chao đảo” nhưng thị trường vẫn được kỳ vọng
  • Phân hạng nhà đầu tư
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!