Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vì sao ‘cửa’ sàn ngoại khép?

Ông David D Anderson, Tổng Giám đốc Deloitte Việt Nam, tại buổi họp báo bên lề Hội thảo về quản trị công ty cho các công ty niêm yết, do Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM tổ chức, nhận xét: “Công ty niêm yết của Việt Nam quản trị yếu là rào cản khiến các đơn vị này không niêm yết được ở các sàn giao dịch nước ngoài”.

Ngay thực hiện các quy định về quản trị công ty và công bố thông tin trên HoSE, cũng thực hiện theo kiểu “à ơi”. Bà Trần Anh Đào, Giám đốc phòng quản lý niêm yết HoSE, cho biết, trong khi 99% công ty ban hành điều lệ theo điều lệ mẫu thì chỉ có 4% ban hành quy chế nội bộ. Theo đó, sự tách bạch giữa Chủ tịch hội đồng quản trị và Tổng giám đốc cũng chỉ mới có 36% công ty niêm yết trên sàn HoSE thực hiện.

Thực tế, tại Việt Nam mới chỉ có một công ty của CAVICO niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ (nhưng cấp độ 5,6). Và đến nay, cửa ngõ này hầu như vẫn chưa mở ra với các công ty niêm yết Việt Nam. Theo ông Edward Au, phụ trách dịch vụ tư vấn phát hành cổ phiếu ra công chúng của Deloitte Việt Nam, khi niêm yết trên thị trường chứng khoán uy tín như Hong Kong, thì khả năng huy động vốn là tối ưu. Chẳng hạn, trong năm 2010, AIA huy động vốn khi niêm yết trên thị trường chứng khoán Hong Kong (HKEx), đã huy động được 159 tỷ USD Hong Kong, còn Ngân hàng Nông Nghiệp Trung Quốc cũng huy động được 93 tỷ USD Hong Kong khi niêm yết trên sàn này. Nhưng, để niêm yết trên các sàn giao dịch lớn của thế giới, thì công ty niêm yết phải đạt các quy chuẩn chặt chẽ của tài chính quốc tế.

Làm gì để doanh nghiệp Việt Nam có thể bước lên sàn ngoại? Theo ông Trần Đắc Sinh, Tổng Giám đốc HoSE, cách duy nhất là phải chuẩn hóa về quản trị công ty.

HoSE cũng đã ký kết với Deloitte Việt Nam, từ nay đến năm 2013 sẽ hỗ trợ công ty niêm yết trên HoSE quản trị đáp ứng tính minh bạch, hướng đến chuẩn hóa cơ chế quản trị theo chuẩn quốc tế.

(Báo Đất Việt)

  • 12/1: Thị trường xoay chiều thành công, thanh khoản cải thiện nhẹ
  • Mở phiên khởi sắc, VN-Index cán mốc 480 điểm thành công
  • Công ty niêm yết chưa quan tâm đến IR
  • Thị trường chứng khoán 2011: Nhiều động lực phát triển
  • UPCoM: “Khoảng hở” trong tính chỉ số
  • Chứng khoán lình xình đến sau Tết?
  • Thêm... sữa cho chứng khoán
  • Thời gian tới là cơ hội tốt cho những nhà đầu tư dài hạn gom hàng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!