Phối cảnh Dự án Bãi biển Rồng do Công ty Tano Capital, LLC và Global C&D Inc (Mỹ) làm chủ đầu tư. (Nguồn: Internet)
Chưa có thống kê cập nhật đầy đủ các dự án đã bị rút giấy phép đầu tư, dự án chậm triển khai. Nhưng theo số liệu công bố từ một số các tỉnh, thành con số này đã là rất lớn: 12 dự án ở Phú Quốc (Kiên Giang); 12 ở Ninh Thuận; 22 ở Tây Ninh; 29 ở Lâm Đồng; 51 ở Bắc Ninh, 8 ở Long An, Quảng Nam, Bà Rịa-Vũng Tàu…
Thực trạng này cho thấy, đã đến lúc cần phải báo động đỏ.
Những “siêu dự án” bí tiền
Ông Lê Trí Thanh, Trưởng ban Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp, tỉnh Quảng Nam cho biết, tỉnh Quảng Nam vừa quyết định thu hồi 5 dự án về bất động sản, trong đó có dự án lên tới 4,15 tỷ USD.
Theo ông Thanh, trong số 5 dự án thuộc danh sách “đen,” có 3 dự án là của nhà đầu tư nước ngoài bao gồm Dự án Bãi biển Rồng do hai Công ty Tano Capital, LLC và Công ty Global C&D Inc (Mỹ) làm chủ đầu tư; Dự án du lịch sinh thái biển cao cấp Pegasus Fund của nhà đầu tư Mỹ; dự án khu du lịch Quê Việt của nhà đầu tư Canada; 2 dự án trong nước là dự án du lịch của Công ty Thế kỷ 21 và dự án của Công ty bất động sản Sài Thành.
Ông Thanh chia sẻ, các dự án này đều đang trong giai đoạn hoàn thành các thủ tục rút giấy phép đầu tư. Lý giải về động thái kiên quyết này, ông Thanh cho biết, những dự án này đều được cấp phép từ cách đây 3-4 năm. Mặc dù tỉnh Quảng Nam đã hết sức tạo điều kiện cả về thủ tục hành chính, nỗ lực giải phóng mặt bằng để bàn giao đất sạch cho nhà đầu tư, song các doanh nghiệp này vẫn triển khai ì ạch, quá chậm tiến độ.
Nói về dự án 4,15 tỷ USD – được coi là “siêu” dự án ở miền Trung-Tây Nguyên, ông Thanh cho biết, sau khi tỉnh Quảng Nam thông báo cho nhà đầu tư về việc sẽ rút giấy phép Dự án Bãi biển Rồng, nhà đầu tư đã có văn vản giải trình và xin thêm thời gian 3 tháng để huy động vốn, nhưng lãnh đạo tỉnh Quảng Nam kiên quyết rút giấy phép dự án bởi sau khi xem xét, tỉnh nhận thấy năng lực tài chính của nhà đầu tư này quá yếu kém, không đủ khả năng để triển khai.
Một dự án lớn khác cũng đang phải tìm chủ đầu tư mới vì nhà đầu tư nước ngoài chậm triển khai là Dự án khu liên hợp thép Cà Ná ở tỉnh Ninh Thuận có tổng vốn đầu tư dự kiến gần 9,8 tỷ USD, được khởi công giai đoạn 1 vào cuối năm 2008.
Theo Sở Công Thương tỉnh Ninh Thuận, đến thời điểm hiện tại đã quá thời hạn đặt ra cho nhà đầu tư nước ngoài của dự án là Công ty Maju Stabil SDN (thuộc Tập đoàn Lion Group của Malaysia) về tiến độ triển khai thực hiện, thế nhưng doanh nghiệp này vẫn không có nhiều động thái triển khai lại dự án sau thời gian dài trì hoãn.
Mong muốn của tỉnh Ninh Thuận hiện nay là tìm được nhà đầu tư nước ngoài khác là những tập đoàn thép lớn trên thế giới có tiềm lực, có ý định đầu tư vào ngành thép tại Việt Nam để tiếp tục tái khởi động dự án này...
Hầu hết nguyên nhân các dự án bị rút giấy phép được các tỉnh lý giải là do nhà đầu tư không đủ năng lực về tài chính, không thu xếp được nguồn vốn để tiếp tục dự án.
Nhận định về thực trạng này, một số chuyên gia cho rằng, nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lợi dụng xin cấp phép chỉ nhằm mục đích “chiếm đất.”
Hơn nữa, bên cạnh những dự án FDI chậm triển khai vẫn còn nhiều dự án với mức vốn đăng ký “khổng lồ” đang rơi vào tình trạng “treo,” gây lãng phí đất, làm mất cơ hội của nhiều nhà đầu tư khác. Lý do lại xuất phát từ chính các nhà đầu tư (không đủ năng lực tài chính hoặc không đánh giá chính xác nhu cầu thị trường).
Việc dự án bị treo tiến độ đã ảnh hưởng tới đời sống dân sinh của hàng trăm hộ dân,trong khi các tỉnh đã phải thực hiện thu hồi đất và tái định cư cho dân. Bên cạnh đó, việc các dự án bị rút giấy phép đã gây lãng phí hàng trăm tỷ đồng cho Nhà nước.
Cần lọc đầu vào
“Trước đây, tỉnh Quảng Nam chú trọng chạy đua về thu hút vốn FDI nên đã không chú tâm vào vấn đề chất lượng dự án, tiềm lực nhà đầu tư. Qua đây, chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm,” ông Thanh thừa nhận.
Vì vậy, để hạn chế đến tối đa việc các dự án bị rút giấy phép, ông Thanh cho biết tỉnh sẽ rà soát chặt chẽ việc cấp phép và hướng là sẽ chủ yếu thu hút các dự án du lịch 3- 5 sao, đảm bảo tính cạnh tranh so với các khu du lịch quốc tế trong khu vực.
“Thường thì họ chậm triển khai từ 6 - 8 tháng, đó là thời gian hợp lý và tỉnh sẽ tạo điều kiện để nhà đầu tư theo đuổi dự án. Trường hợp cố tình, thu hồi giấy phép là chuyện bình thường,” ông Thanh nói thêm.
Trong khi đó, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài Nguyễn Mại cho rằng thực tế các dự án bị rút giấy phép đang đặt ra vấn đề làm thế nào thu hút được những dự án FDI có chất lượng?
Theo Chủ tịch Nguyễn Mại thì chất lượng FDI được đo lường bằng mức độ phù hợp của từng dự án với cơ cấu kinh tế của cả nước, từng vùng lãnh thổ và từng địa phương. Muốn vậy, các địa phương cần chủ động lựa chọn, sàng lọc các dự án đầu tư cũng như các đối tác đầu tư, không nên phụ thuộc vào nhà đầu tư nước ngoài cả về ý tưởng hình thành dự án cũng như quy mô vốn và thiết kế dự án.
Ông Mại nhấn mạnh, để ngăn chặn tình trạng xin cấp phép để “chiếm đất”, các bộ, ngành cũng cần thẩm tra kỹ các dự án sử dụng nhiều đất, giao đất có điều kiện theo tiến độ dự án, cân nhắc kỹ về tỷ suất đầu tư/diện tích đất.
“Làm được điều này, cần nâng cao vai trò của các cán bộ trong khâu thẩm tra, thẩm định dự án bằng cách tăng cường đào tạo bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ quản lý FDI,” ông Mại nói.
Chia sẻ thêm về vấn đề này, tân Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), ông Đỗ Nhất Hoàng bày tỏ, vừa qua, việc phải rút giấy phép dự án của nhiều nhà đầu tư nước ngoài đều là các trường hợp xác đáng. Cũng có nhiều nhà đầu tư FDI gặp khó khăn nguồn vốn có nguyên nhân từ việc công ty mẹ ở nước ngoài chịu tác động khủng hoảng, nên cấp vốn không kịp thời. Những khó khăn đó đều được Cục chia sẻ, hỗ trợ bằng cách tạm cho phép lùi tiến độ dự án.
“Tuy nhiên, nếu dự án chậm tiến độ mà không do lý do khách quan như vậy, chủ yếu do năng lực chủ quan của nhà đầu tư, cố tình chây ì không triển khai như cam kết thì chúng tôi chỉ đạo kiên quyết thu hồi dự án,” ông Hoàng khẳng định.
Ông Hoàng cũng cho biết, hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tổ chức các đoàn đi kiểm tra một loạt các dự án có nguồn FDI bất động sản, trồng rừng, chiếm nhiều đất đai ở các tỉnh./.
“Để phát triển Phú Quốc trở thành một trung tâm dịch vụ du lịch lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á, cần thiết phải có những chính sách ưu đãi vượt trội”.
Để đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết theo hình thức đối tác công - tư (PPP), Bộ Giao thông Vận tải sẽ phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức giới thiệu, quảng bá dự án tại một số nước châu Á để kêu gọi, tìm kiếm nhà đầu tư thứ hai cho dự án.
"Với góc độ của người trực tiếp tìm hiểu, đàm phán dự án này, tôi cho rằng dự án nhà máy lọc hóa dầu của Tập đoàn Dầu khí Thái Lan (PTT) là khả thi", Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng khẳng định tại buổi tạo đàm trực tuyến về kinh nghiệm thu hút đầu tư của Bình Định, do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức sáng 12/5.
Các chuyên gia cho rằng nên xây dựng các tuyến xe buýt nhanh (Bus Rapid Transit - BRT) để đo lường hành khách đi lại trên từng tuyến. Khi nhận thấy tuyến nào có lượng hành khách đi lại cao rồi hãy xây các tuyến tàu điện ngầm (metro) tiếp theo.
Ít nhất 21 nhà đầu tư vào dự án Khu đô thị mới Ao Sen, phường Mộ Lao (quận Hà Đông, HN) theo phương thức hợp đồng góp vốn với Công ty TNHH Xây dựng và phát triển nhà Sơn Tùng (gọi tắt là Công ty Sơn Tùng) đang có nguy cơ bị mất tài sản, sau khi ông Ngô Cao Sơn (nguyên Giám đốc Công ty Sơn Tùng) rút vốn và giao toàn quyền quản lý hơn 5.000m2 đất của dự án trên cho người khác...
Ngày 14-6, Phòng Quản lý đô thị huyện Mê Linh cho biết: Trong 6 tháng đầu năm 2010, huyện đã đầu tư gần 31 tỷ đồng xây dựng hơn 23km đường giao thông ở các xã, thị trấn, trong đó nguồn ngân sách đề nghị thành phố hỗ trợ hơn 15 tỷ đồng còn lại ngân sách huyện, xã và nhân dân đóng góp.
Hôm 15-6, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) cùng cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã tổ chức hội thảo đánh giá về 3 dự án, trong đó có dự án thoát nước nhằm cải tạo môi trường Hà Nội - giai đoạn I.
Theo hồ sơ của chúng tôi có được, ít nhất có 21 nhà đầu tư vào dự án Khu đô thị mới Ao Sen, phường Mỗ Lao (quận Hà Đông, HN) theo phương thức hợp đồng góp vốn với Cty TNHH Xây dựng và phát triển nhà Sơn Tùng (gọi tắt là Cty Sơn Tùng) đang có nguy cơ bị mất tài sản, sau khi ông Ngô Cao Sơn (nguyên Giám đốc Cty Sơn Tùng) rút vốn và giao toàn quyền quản lý hơn 5000m2 đất của dự án trên cho bà Đặng Thị Hải Đường.
Sáng 19-6, UBND quận Hà Đông tổ chức khởi công Dự án Cải tạo hồ Đầm Khê; UBND huyện Thanh Oai tổ chức lễ bàn giao mặt bằng Dự án khu đô thị (KĐT) Thanh Hà. Chủ đầu tư và đơn vị thực hiện các dự án này là Công ty Cổ phần (CP) Địa ốc Cienco 5.
Ngày 23/6, Sở Giao thông - Vận tải (GT - VT) tỉnh Hải Dương sẽ khởi công Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 37, đoạn Vĩnh Bảo (Hải Phòng) - Gia Lộc (Hải Dương).
Ngày 15-6, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Khôi và Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Trần Chiến Thắng đã chủ trì cuộc họp với các cơ quan liên quan về việc triển khai dự án xây dựng đường Văn Cao - Hồ Tây.
Tổng Công ty giấy Việt Nam vừa đầu tư gần 300 tỉ đồng nâng cấp hệ thống trang thiết bị và dây chuyền hiện đại sản xuất giấy cao cấp của Nhà máy giấy Bãi Bằng. Việc đầu tư này góp phần nâng cao sức cạnh tranh, mở rộng thị trường của sản phẩm giấy cao cấp mang thương hiệu Việt Nam trong thời gian tới.
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Để phát triển Phú Quốc trở thành một trung tâm dịch vụ du lịch lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á, cần thiết phải có những chính sách ưu đãi vượt trội”.
Đã đến lúc thế hệ Gen Y là động lực phát triển kinh tế chính của thế giới về tiêu dùng, đầu tư, tiết kiệm, dịch vụ tài chính…Do đó, họ sớm trở thành khách hàng quan trọng của ngân hàng bán lẻ.
TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam cho rằng, nếu tính đủ cả nợ doanh nghiệp nhà nước thì mức nợ công hiện nay đã vượt quá trần nguy hiểm rất nhiều.
“Khủng khiếp”, đó là chữ được TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam, dùng để nói về độ lớn mức vay nợ của các doanh nghiệp nhà nước, có liên quan mật thiết đến nợ công.
Đó là ý kiến của các chuyên gia tại hội thảo 'Bảo hiểm hưu trí tự nguyện: Cơ hội cho doanh nghiệp và người lao động' do Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Báo Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức ngày 30.7
Bài viết này nhằm mục đích xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam thông qua một phương pháp tiếp cận đơn giản. Mô hình ước lượng của chúng tôi sử dụng cơ sở lý thuyết về lạm phát cho một nền kinh tế nhỏ và mở. Bài viết cố gắng đưa một một vài gợi ý thận trọng cho chính sách kiềm chế lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn thực hiện chính sách kích cầu.
Dù lạm phát vẫn đang ở mức thấp hơn so với năm 2008, nhưng tỷ lệ này tăng mạnh từ giữa năm 2009 và đang trở thành nguy cơ lớn nhất đối với Ấn Độ và Việt Nam. Trung Quốc; Singapore đã tuyên bố nâng giá đồng tiền; Ngân hàng Trung ương Ôxtrâylia, Ấn Độ, Malaixia, Philíppin và Việt Nam cũng đã lần lượt tăng lãi suất trong mấy tháng qua. Nỗi lo lạm phát gia tăng đang đè nặng lên các nền kinh tế Châu Á.
Với số nợ và mức thâm hụt thương mại quá lớn với Trung Quốc như hiện nay, Mỹ đã gia tăng áp lực bằng mọi cách buộc Trung quốc phải "thả lỏng" đồng nhân dân tệ. Ngày 15-4 sắp tới, Bộ Tài chính Mỹ sẽ phải đưa ra tuyên bố xem Trung Quốc có phải là “nước thao túng tiền tệ” hay không. Khả năng xảy ra cuộc chiến tranh tiền tệ mới là rất lớn, theo giới phân tích đây có thể là một phần của âm mưu toàn cầu nhằm thiết lập trật tự thế giới mới.
72% doanh nghiệp tư nhân VN căng thẳng vì vốn. Theo Standard Chartered đồng Việt Nam sẽ giảm giá hơn nữa trong thời gian tới và lạm phát của VN năm nay sẽ ở mức 8,9%. Cơ chế lãi suất trần không còn phù hợp với thực tế. Ngân hàng Nhà nước cần phải thay đổi cơ chế cũ bằng một cơ chế mới, nếu không sẽ gây ra sự đè nén, kiềm chế sự phát triển kinh tế cũng như làm cho sự lưu thông tiền tệ có những tắc nghẽn và biến tướng khó kiểm soát.
Trong một thời gian ngắn, nhằm khơi thông nguồn cung cầu trên thị trường ngọai tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã liên tục có 2 lần thay đổi tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng đô la Mỹ. Nhiều chuyên gia dự báo sẽ có thêm một đợt thứ ba trong năm nay, nhưng chưa biết khi nào - có thể vào quý III năm 2010? Liệu có xuất hiện tâm lý bất an khi sở hữu đồng nội tệ ?
Năm 2009 là năm không yên ả đối với thị trường tài chính Việt Nam khi các lĩnh vực tiền tệ, ngoại hối, thị trường vốn đều biến động phức tạp và liệu thực tế này có tái hiện trong năm nay không lại là câu hỏi không dễ trả lời.
Quyết định của Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại được cho vay lãi suất thỏa thuận đối với các khoản vay trung dài hạn và thu thêm phí đối với các khoản vay ngắn hạn đang gây phản ứng trái nhiều từ các góc nhìn quan sát. Lãi suất thoả thuận đối với các khoản cho vay trung dài hạn của doanh nghiệp có nơi lên đến 18%/năm. Nhiều ý kiến cho rằng, mức này đã đến giới hạn chịu đựng của doanh nghiệp.
Việt Nam đã vượt qua đáy suy thoái kinh tế nhưng thị trường tiền tệ vẫn chưa bền vững, rủi ro cao. Chính phủ nên tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, không nên chạy theo giải pháp phá giá tiền đồng.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, thị trường nhà đất năm 2010 sẽ có nhiều áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và thách thức trước sự đổ bộ nhiều hơn của nhà đầu tư nước ngoài. Giới đầu tư cần có góc nhìn thực tế hơn và họ sẽ phải đau đầu đối diện với thách thức chọn sản phẩm nào và bán cho ai.
Do nhu cầu nhà đất còn rất lớn nên việc đầu tư vào thị trường bất động sản hằng năm lợi nhuận có thể đạt từ 25%-30%, nếu gặp đột biến có thể lên đến 150%.