Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Dự án khu ĐTM Mỗ Lao (Hà Đông) của Cty XD và Phát triển nhà Sơn Tùng: Hơn 20 nhà đầu tư có nguy cơ trắng tay

Theo hồ sơ của chúng tôi có được, ít nhất có 21 nhà đầu tư vào dự án Khu đô thị mới Ao Sen, phường Mỗ Lao (quận Hà Đông, HN) theo phương thức hợp đồng góp vốn với Cty TNHH Xây dựng và phát triển nhà Sơn Tùng (gọi tắt là Cty Sơn Tùng) đang có nguy cơ bị mất tài sản, sau khi ông Ngô Cao Sơn (nguyên Giám đốc Cty Sơn Tùng) rút vốn và giao toàn quyền quản lý hơn 5000m2 đất của dự án trên cho bà Đặng Thị Hải Đường.

Góp vốn để dài cổ đợi khởi công

Cuối năm 2001, theo những quảng cáo của Cty Sơn Tùng (có trụ sở tại 185C Đặng Tiến Đông, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội, do ông Ngô Cao Sơn làm giám đốc) về dự án nhà ở liền kề (LK 11A, LK 11B Khu ĐTM Mỗ Lao, phường Mỗ Lao, Hà Đông) nhiều người dân đã tìm tới ký hợp đồng “ Huy động vốn” để xây dựng nhà ở với Cty Sơn Tùng mong được sở hữu một ngôi nhà tại khu Ao Sen, phường Văn Mỗ, Hà Đông (của tỉnh Hà Tây cũ, nay là Mỗ Lao, Hà Nội). Theo đó, bên A (người góp vốn) phải đóng một khoản tiền trước (khoảng 50% giá trị hợp đồng). Khi nào bên B (Cty Sơn Tùng) khởi công XD nhà thì bên A sẽ nộp nốt số tiền còn lại. Khi bên B xây dựng xong thì hai bên sẽ ký hợp đồng mua nhà (lúc đó tiền góp vốn sẽ trở thành tiền mua nhà). Đơn cử như theo hợp đồng số 02/ HĐV – KDN của bà Mai Thị Yến (ngõ 105, Thụy Khuê, Tây Hồ) ký với Cty Sơn Tùng ngày 1/11/2001 thì bà Yến đã “góp vốn” được 320 triệu đồng. Khi nào phía Cty Sơn Tùng khởi công XD thì bà Yến sẽ phải đóng nốt 320 triệu đồng còn lại… Ngoài ra (theo phản ảnh của những người góp vốn), mỗi người trong bọn họ còn phải đóng thêm một “khoản phí” mà được gọi là tiền để làm mọi thủ tục hoàn chỉnh giấy tờ về nhà đất (!?)…Để củng cố niềm tin với nhà đầu tư, trước khi ký hợp đồng phía Cty Sơn Tùng đưa ra bản đồ quy hoạch phân lô và hứa chỉ khoảng 1 tháng sau sẽ làm xong mọi thủ tục pháp lý để khởi công xây dựng. Hơn 20 nhà đầu tư đã tin tưởng bỏ tiền ra góp vốn với tổng số tiền lên tới gần 20 tỷ đồng (năm 2001) và hy vọng mọi việc sẽ “xuôi chiều, mát mái”.

Khu đất thuộc dự án hơn 5000 m2 tại Mỗ Lao, Hà Đông của Cty Sơn Tùng đã được UBND TP có quyết định giao đất.

Tuy nhiên, lời hứa là như vậy, nhưng sau 1 tháng, sau nhiều tháng và nhiều năm Cty Sơn Tùng (bên B) vẫn không có đất cho dự án khiến các nhà đầu tư vô cùng sốt ruột vì đã chót “thả bò ra khỏi chuồng”. Về phía bên B (Cty Sơn Tùng) cứ khất lần liên tục và không ít nhà đầu tư đã mất hết niềm tin vào tính khả thi của dự án… Trước những bức xúc của những người góp vốn, ngày 13/4/2007, tại số 90 Trần Duy Hưng đại diện của Cty Sơn Tùng có gặp gỡ các nhà đầu tư (bên A). Các nhà đầu tư đã yêu cầu bên Cty cam kết thực hiện tiến độ dự án, bởi thời gian góp vốn (tính tới thời điểm đó) đã được hơn 5 năm, nhưng họ vẫn chưa nhận được bất cứ giấy tờ pháp lý nào liên quan tới tài sản của mình, ngoài bản hợp đồng ký trước đó với Cty Sơn Tùng. Phía Cty (bên B) đã cam kết đến cuối tháng 8/2007 sẽ hoàn tất thủ tục giao đất cho các cổ đông theo đúng số diện tích đất mà các cổ đông đã ký Hợp đồng. Song, qua năm 2007, đến hết năm 2008 cam kết này cũng không thực hiện được cho tới khi có một pháp nhân khác “nhảy vào cuộc”…

Thay chủ đầu tư hay màn kịch “thoát xác” với mục đích lừa đảo?

Pháp nhân mới là 2 bà: Đặng Thị Hải Đường và Phạm Thị Duy Hoà. Theo đó, ngày 2/1/2009, tại số 28, ngõ 2, Cầu Bươu, Giám đốc Cty Sơn Tùng Ngô Cao Sơn đã có thỏa thuận với bà Đặng Thị Hải Đường (Phường Ô Chợ Dừa, Đống Đa) và bà Phạm Thị Duy Hoà (Phường Cát Linh, Đống Đa, nguyên kế toán trưởng Cty Sơn Tùng) về việc ông Sơn giao toàn quyền quản lý Cty Sơn Tùng cho bà Đặng Thị Hải Đường. Tuy nhiên, về phương diện tài chính ông Sơn phải giải quyết mọi tồn tại về tài chính liên quan tới các cá nhân và tổ chức khác kể từ 2/1/2009 trở về trước. Sau khi có quyết định giao đất dự án xây dựng khu nhà ở để bán tại 2 lô đất liền kề (LK11A – LK11B) tại khu đô thị Mỗ Lao, Hà Đông, Hà Nội thì bà Đặng Thị Hải Đường và bà Phạm Thị Duy Hoà có trách nhiệm thanh toán toàn bộ chi phí ban đầu đối với dự án Khu Ao Sen (Mỗ Lao, Hà Đông, Hà Tây cũ). Ngày 12/8/2009, Cty đăng ký thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh với 2 thành viên góp vốn mới là bà Đường và bà Hòa. Bà Đặng Thị Hải Đường được cử làm giám đốc. Đương nhiên, để có được điều này mỗi bà phải bỏ ra 9 tỷ đồng (góp vốn mới), nhưng thực chất là để trả cho việc “rút vốn” của ông Ngô Cao Sơn và cô Ngô Thị Thủy Liên (con gái ông Sơn - 1 cổ đông lớn trong Cty ). Về vấn đề này luật sư Dương Văn Hùng (Văn phòng luật sư Tuyết Nhung – Đoàn luật sư Hà Nội), người bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các cổ đông góp vốn, cho biết: - Thực chất, ông Ngô Cao Sơn đã bán cả Cty lẫn dự án cho bà Đường và bà Hòa với giá 18 tỷ đồng. Thể hiện là trong cùng 1 ngày (6/8/2009), khi 2 bà (Đường và Hòa) vừa góp vốn 18 tỷ đồng (phiếu thu số 285 và 286), thì số tiền đó ngay lập tức đã được chi trả hết cho 2 bố con ông Sơn (phiếu chi số 222 và 223). Có điều lạ là người nhân danh Cty Sơn Tùng để ký quyết định thu – chi quan trọng này không phải là ông giám đốc, mà là ông Ngô Cao Tùng (không hề có chức danh gì trong Cty)!?

Trên thực tế, ban đầu các cổ đông góp vốn đang mừng thầm vì từ khi có pháp nhân mới mọi việc có vẻ “chạy” rất nhanh (!?). Chỉ hơn 2 tháng bàn giao, ngày 16/3/2009 UBND Tp Hà Nội đã ra quyết định số 1261/QĐ – UBND về việc thu hồi 5.105 m2 đất tại Khu ĐTM Mỗ Lao để giao cho Cty XD và Phát triển nhà Sơn Tùng thực hiện dự án Khu nhà ở liền kề LK11A và LK11B. Tiếp đó, ngày 6/7/2009 TP đã ra quyết định số 3325/QĐ – UBND về việc xác định giá thu tiền sử dụng đất tại khu nhà ở liền kề LK11A và LK11B, thuộc ĐTM Mỗ Lao, quận Hà Đông do Cty Sơn Tùng làm chủ đầu tư… Tuy nhiên, niềm vui của các nhà đầu tư chưa được tày gang họ đã vội vàng phải lo lắng khi biết thông tin “giật mình”: Ngày 22/9/2009 với cương vị Giám đốc Cty Sơn Tùng, bà Đặng Thị Hải Đường đã đem hồ sơ, giấy tờ của hơn 5000 m2 đất nói trên thế chấp để vay TCty Tài chính CP Dầu khí Việt Nam 43 tỷ đồng. Theo đó, tài sản thế chấp bao gồm: Quyền sử dụng 5.105 m2 đất XD nhà để bán thuộc Dự án khu nhà ở liền kề LK11A và LK11B (Mỗ Lao) và Tài sản hình thành trong tương lai (công trình cùng với các nâng cấp và BĐS khác được gắn liền hay tọa lạc vĩnh viễn trong khu đất trên…). Như vậy, theo hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản hình thành trong tương lai này, thì những ngôi nhà trong tương lai mà Cty Sơn Tùng đáng ra phải XD để giao cho những cá nhân góp vốn thì nay được đem thế chấp để vay tiền. Trong trường hợp sau này nếu Cty Sơn Tùng không có khả năng giải chấp thì nghiễm nhiên các nhà đầu tư đã góp vốn sẽ bị thiệt hại nặng và có nguy cơ mất trắng số tiền đã đóng cho Cty…

Hiện tại ông Ngô Cao Sơn (nguyên giám đốc Cty Sơn Tùng) đã chết, những người đã góp vốn cho Cty trước đây đang hết sức hoang mang không biết bấu víu vào đâu. Trước nguy cơ tài sản, đồng vốn của mình đang bị chiếm dụng và không biết bao giờ mới lấy lại được họ đã làm đơn gửi đi khắp nơi, kêu cứu. Để bảo vệ cho quyền lợi và tài sản chính đáng của người dân, thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần khẩn trương vào cuộc để làm rõ sự việc, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra khi sự đã rồi…

(Theo Trọng Quang  // Hanoimoi Online)

  • Ông Nguyễn Thanh Nghị: “Đề án đặc khu sẽ là bước ngoặt cho Phú Quốc”
  • Xuất ngoại tìm vốn cho dự án cao tốc
  • Siêu dự án lọc dầu 27 tỷ USD: Thủ tướng đã đồng ý
  • Hơn nửa dự án BT tại Hà Nội chưa có nhà đầu tư
  • Chuyên gia: Nên đầu tư "xe buýt nhanh" trước khi có metro
  • Hà Nội : Thúc đẩy hai dự án phát triển kinh tế
  • Khởi công Dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 37 đoạn Vĩnh Bảo - Gia Lộc
  • Dự án xây dựng đường Văn Cao - Hồ Tây: Tiếp tục thi công, tiến hành khảo cổ ở vị trí khác
  • Đầu tư 300 tỉ đồng sản xuất giấy cao cấp
  • 80 triệu USD cho dự án giàn khoan của PV Drilling
  • Dự án tài chính nông thôn II: Vốn mồi tạo lực đẩy kinh tế nông thôn
  • Gần 8.700 tỷ đồng đầu tư vào các dự án điện, đạm
  • 3.000 tỉ đồng nâng cấp đê biển Cà Mau
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!