Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khởi động dự án Xây dựng hệ thống sản xuất bền vững các sản phẩm mây tại Lào - Campuchia -Việt Nam

Ngày 5/3, tại Hà Nội, Quỹ bảo tồn động vật hoang dã thế giới (WWF) tổ chức lễ ra mắt dự án Xây dựng hệ thống sản xuất bền vững các sản phẩm mây tại Lào - Campuchia - Việt Nam nhằm khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia tích cực trong sản xuất sạch hơn, góp phần bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.

Đây là dự án do Ủy ban Liên minh châu Âu, Công ty sản xuất các sản phẩm gia dụng quốc tế (IKEA) và Tổ chức Tài chính Phát triển của Đức (DEG) tài trợ, tổng kinh phí 2,4 triệu Euro thực hiện trong 2 năm (2009-2010). Dự án tập huấn và đào tạo phương pháp quản lý và sản xuất sạch hơn cho những người tham gia vào giai đoạn trước chế biến và buôn bán mây; đồng thời hỗ trợ việc thiết lập các thị trường và đầu mối kinh doanh dựa trên chuỗi cung ứng. Nhờ đó, chuỗi cung ứng mây liên kết xuyên biên giới được hợp thức hóa và tổ chức có hiệu quả hơn. Với mục tiêu có 300 doanh nghiệp vừa và nhỏ trở nên quen thuộc với công nghệ sản xuất sạch hơn các sản phẩm mây, trong đó có ít nhất 120 doanh nghiệp đưa ra được các biện pháp rõ ràng và cụ thể. Bên cạnh đó, dự án cũng giúp cho ít nhất 35 doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt tiêu chuẩn về chuỗi hành trình sản phẩm tại chỗ được công nhận và đáng tin cậy, 25 doanh nghiệp chế biến đã bắt đầu xuất khẩu các sản phẩm mây được chứng nhận đáng tin cậy.

Dự án này có ý nghĩa rất quan trọng đối với người dân ở nông thôn cũng như với chính quyền địa phương và môi trường, vừa tạo công ăn việc làm cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, vừa thân thiện môi trường nhờ sản xuất sạch hơn. Hiện nay, với hơn 50 chủng loại mây được sử dụng trong ngành chế biến mây ở Lào, Campuchia và Việt Nam, trong đó Việt Nam là nước xuất khẩu mây lớn nhất với 58,5% tổng sản lượng, các sản phẩm mây hoàn chỉnh đã xuất hiện trên thị trường châu Âu. Trong khu vực sông Mê-kông - nơi cư trú và sinh sống của hơn 300 triệu người ở Lào, Campuchia, Trung Quốc, Mi-an-ma, Thái Lan và Việt Nam, sản phẩm thu nhập từ mây, gỗ và các sản phẩm phi gỗ đã tạo ra hơn 50% thu nhập cho người dân nơi đây.

(Theo Vinanet)

  • Ông Nguyễn Thanh Nghị: “Đề án đặc khu sẽ là bước ngoặt cho Phú Quốc”
  • Xuất ngoại tìm vốn cho dự án cao tốc
  • Siêu dự án lọc dầu 27 tỷ USD: Thủ tướng đã đồng ý
  • Hơn nửa dự án BT tại Hà Nội chưa có nhà đầu tư
  • Chuyên gia: Nên đầu tư "xe buýt nhanh" trước khi có metro
  • Diễn đàn kinh doanh: Manh nha ‘làn sóng’ lớn
  • Hải Phòng: Dự án xơ sợi polyester gần 5.500 tỷ đồng
  • Hà Nội: 1.253 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực
  • Tạm ứng 1.000 tỷ đồng cho Dự án thủy điện Sơn La
  • Việt-Lào ký 5 dự án giao thông, vận tải
  • Tăng tốc các dự án tàu điện ngầm
  • Dự án kho vận trị giá 70 triệu USD tại Bắc Ninh
  • Nhà thầu hững hờ với Dự án cầu Nhật Tân
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!