Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trì trệ nhiều dự án giấy

Đầu tư các dự án giấy đã kéo dài rất lâu. - tinkinhte.com
Đầu tư các dự án giấy đã kéo dài rất lâu. Ảnh: Đức Thanh
Sự trì trệ trong đầu tư các dự án của TCT Giấy Việt Nam lại một lần nữa được Bộ Công Thương nhắc nhở trong buổi tổng kết hoạt động năm 2009 mới đây của chính đơn vị này.
 
Trong khi TCT Giấy Việt Nam cho rằng, các dự án lớn của mình gặp khó khăn bởi biến động giá vật tư, nguyên vật liệu, nhân công nên triển khai không đạt tiến độ như mong muốn thì ông Bùi Xuân Khu, Thứ trưởng Bộ Công thương lại không hoàn toàn đồng tình với nhận xét này.

Theo ông Khu, đầu tư các dự án giấy đã kéo dài rất lâu nhưng tới bây giờ vẫn gặp những khó khăn, vướng mắc. Nhiều dự án dù đã ký được hợp đồng mua thiết bị nhưng quá trình triển khai vẫn rất trắc trở.

Dự án đầu tư nhà máy giấy và bột giấy Thanh Hóa được lên kế hoạch đầu tư cách đây hơn 5 năm, nhưng sau nhiều trục trặc tới giờ vẫn mới đang triển khai xây dựng. Dù  tới nay, dự án này đã có chủ đầu tư là Công ty cổ phần giấy Thanh Hóa với 4 cổ đông mà TCT Giấy là cổ đông lớn chiếm 29% vốn, nhưng gói thầu chính của dự án vẫn chưa nhúc nhích.

Lãnh đạo TCT Giấy cho hay, đến nay đã triển khai được 7/10 gói thầu liên quan đến các hạng mục vòng ngoài của dự án. Tuy nhiên, dự án vẫn chưa lựa chọn được nhà cung cấp thiết bị và đặc biệt là chưa có nguồn vốn vay tín dụng để triển khai dự án.

Còn tại dự án mở rộng nhà máy giấy Bãi Bằng giai đoạn 2, xây dựng nhà máy bột giấy công suất 250.000 tấn/năm, ngoài các hạng mục công trình đang được hoàn thiện TCT Giấy lại cũng dự tính phương án chuyển sang mua thiết bị đã qua sử dụng cho gói thầu chính của nhà máy để giảm vốn đầu tư và rút ngắn tiến độ dự án.

Đối với dự án Giấy Phương Nam (Long An) được chuyển từ một đơn vị khác về TCT Giấy quản lý cũng gặp khó khăn trong việc đảm bảo vùng nguyên liệu khi mở rộng quy mô, dù đã có kế hoạch từ trước. Theo các chuyên gia, do vùng nguyên liệu đay tại khu vực xung quanh không đủ nên dự án Giấy Phương Nam sẽ phải bổ sung thêm thiết bị sản xuất nguyên liệu từ gỗ, rồi đầu tư cho kho tàng, thiết bị vận chuyển, bốc xếp mà dự án cũ chưa tính tới với nhu cầu vốn phát sinh có thể tới 800 tỷ đồng. Nhưng hiện nguồn này cũng chưa nhìn thấy đâu. Các dự án phát triển vùng nguyên liệu giấy cũng gặp khó khăn trong việc mở rộng vay vốn và giải ngân hàng năm do nguồn vay được ít

Bên cạnh khó khăn về vốn,  năng lực nhà thầu chưa dự đoán được những biến động giá cả khiến dự án chậm là lý do được TCT Giấy nêu ra. Ngay dự án giấy và bột giấy Kom Tum được đánh giá là có hiệu quả tốt, triển khai đầu tiên bằng việc trồng rừng cách đây khoảng 5 năm, nhưng bởi không thu xếp được vốn nên cũng phải ngừng giữa chừng.

“Các dự án đầu tư của TCT Giấy dù được chuẩn bị lâu nhưng trong quá trình triển khai vẫn gặp nhiều khó khăn, trục trặc trong khi đó nhiều dự án giấy tư nhân và công ty cổ phần lại có tốc độ triển khai khá nhanh”, ông Khu nói.

Dẫn chứng cho nhận xét này là 4 dự án giấy của Tập đoàn giấy Tân Mai đang được triển khai khá tích cực với quy mô không hề nhỏ. Đó là nhà máy giấy Tân Mai-Miền Đông ở Long Thành (Đồng Nai) có công suất 150.000 tấn giấy/năm; nhà máy giấy Tân Mai-Kon Tum công suất 130.000 tấn bột và 200.000 tấn giấy/năm; nhà máy giấy Tân Mai-Quảng Ngãi công suất 130.000 tấn bột và 200.000 tấn giấy/năm và nhà máy bột giấy Tân Mai-Lâm Đồng công suất 200.000 tấn bột/năm.

 Đáng nói là Tập đoàn Giấy Tân Mai vốn là doanh nghiệp của TCT Giấy nhưng đã được cổ phần và hiện TCT Giấy tuy nắm giữ khoảng 40% cổ phần tại đây nhưng lại không được các cổ đông còn lại (gồm cán bộ công nhân của chính doanh nghiệp và một cổ đông khác là doanh nghiệp Nhà nước) tín nhiệm giao quyền điều hành.

Còn dự án giấy và bột giấy An Hòa có tổng mức đầu tư lên đến 200 triệu USD với công suất 130.000 tấn/năm, tức là  có  quy mô tương đương với dự án giấy và bột giấy Thanh Hóa nhưng được khởi động sau rất nhiều thời gian, vào tháng 5/2006, nhưng tới nay đã chuẩn bị hoạt động dây chuyền bột, cung cấp chủ yếu cho thị trường trong nước và một phần cho xuất khẩu. Khi máy xeo giấy hoàn thành thì dự án bột giấy & giấy An Hoà sẽ tự cung được nguồn nguyên liệu bột giấy.

Thực tế này cũng cho thấy, nếu không tự có những giải pháp quyết liệt mà vẫn phụ thuộc vào khách quan thì TCT Giấy khó mà đẩy nhanh tiến độ các dự án của mình trong thời gian tới.

(Theo Thanh Hương // Báo đầu tư)

  • Ông Nguyễn Thanh Nghị: “Đề án đặc khu sẽ là bước ngoặt cho Phú Quốc”
  • Xuất ngoại tìm vốn cho dự án cao tốc
  • Siêu dự án lọc dầu 27 tỷ USD: Thủ tướng đã đồng ý
  • Hơn nửa dự án BT tại Hà Nội chưa có nhà đầu tư
  • Chuyên gia: Nên đầu tư "xe buýt nhanh" trước khi có metro
  • Vấp lỗi trong đấu thầu
  • JICA đẩy nhanh các dự án ODA trọng điểm
  • Thông đoạn cao tốc Bắc – Nam trong năm 2010
  • Sẽ có thêm 14 dự án điện vận hành trong năm 2010
  • Vincom xây tổ hợp gần 10.000 tỷ đồng tại Hà Nội
  • CapitaLand đầu tư dự án nhà ở thứ hai tại Hà Nội
  • Thêm nhiều dự án nhà ở xã hội
  • Hai triệu euro vốn ODA cho dự án nước
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!