Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Phần 2” của khủng hoảng 2008

Giới đầu tư quốc tế tiếp tục bán tống bán tháo cổ phiếu do lo ngại nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái và khủng hoảng nợ công châu Âu lan rộng. Phải chăng khủng hoảng kinh tế 2008 đã có “phần 2”?

 

Sự căng thẳng của một giao dịch viên trên sàn chứng khoán Seoul - Ảnh: Reuters 

 

Theo AFP, trong phiên giao dịch hôm qua 9-8, giá cổ phiếu châu Á tiếp tục sụt giảm nặng nề. Thị trường chứng khoán Tokyo (Nhật) giảm 1,68%, Seoul (Hàn Quốc) 3,6%, Hong Kong 5,66%, Mumbai (Ấn Độ) 3%... Trước đó, thị trường Phố Wall (Mỹ) hứng chịu cú sụt giảm mạnh nhất kể từ cuối năm 2008 khi khủng hoảng tài chính đang hoành hành. Chỉ số Dow Jones mất 5,55%, S&P 500 6,7%, Nasdaq 6,9%.

Tương tự, ở châu Âu thị trường Frankfurt (Đức) giảm 5%, Paris (Pháp) 4,7%, London (Anh) 3,4%. Các nhà đầu tư tiếp tục đổ dồn tới những kênh đầu tư an toàn như vàng. Giá dầu thô cũng trượt dốc thảm hại do giới đầu tư lo ngại suy thoái kinh tế sẽ kéo nhu cầu tiêu thụ dầu thô giảm mạnh. Trong khi đó đồng USD tiếp tục suy yếu so với đồng yen Nhật và đồng franc Thụy Sĩ.

“Khoảnh khắc Lehman”

Theo báo Wall Street Journal (WSJ), đối với nhiều nhà đầu tư Phố Wall, năm 2011 đang trở thành “2008 phần 2”. “Cảm giác quen thuộc đó thật đáng sợ” - WSJ dẫn lời một giám đốc quỹ đầu tư ở Phố Wall. Với những người có chung suy nghĩ này, năm 2011 đã có “khoảnh khắc Lehman” riêng (vụ Ngân hàng đầu tư Lehman Brothers sụp đổ hồi tháng 9-2008 mở đầu cho khủng hoảng tài chính). Đó là việc Hãng Standard & Poor’s hạ định mức tín nhiệm nợ Mỹ từ mức hoàn hảo AAA xuống còn AA+.

Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay các nhà đầu tư vẫn liên tục mua trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ. Nguyên nhân bởi giới đầu tư lo ngại nguy cơ nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái và khủng hoảng nợ công châu Âu lan rộng hơn là việc nợ Mỹ bị đánh giá kém an toàn. Mỹ đối diện với nguy cơ tăng trưởng âm trong khi các nền kinh tế châu Âu như Tây Ban Nha, Ý, Hi Lạp đang tiến gần đến bờ vực vỡ nợ. “Mối nguy cơ lớn nhất mà chúng ta đang phải đối mặt là suy thoái” - báo New York Times dẫn lời ông David Kelly, nhà chiến lược thị trường của quỹ JPMorgan Funds.

Và một cuộc suy thoái mới chắc chắn sẽ làm tổn thương các nền kinh tế châu Á vốn phụ thuộc vào xuất khẩu. Tăng trưởng châu Á cũng có nguy cơ giảm sút do các ngân hàng trung ương khu vực siết chặt chính sách tiền tệ vì lạm phát cao. Một số chuyên gia nhận định các nền kinh tế châu Á có thể sẽ phải điều chỉnh lại các dự báo kinh tế. Theo Hãng tin CNA, mới đây Singapore đã hạ dự báo tăng trưởng năm 2011 từ mức 5-7% xuống còn 5-6%.

Theo chuyên gia kinh tế Ấn Độ Niranjan Rajadhyaksha, khi khủng hoảng năm 2008 xảy ra, chính quyền Mỹ và châu Âu đã đổ hàng trăm tỉ USD vào thị trường nhằm kích thích kinh tế và giải cứu các ngân hàng. Nhờ đó Mỹ và châu Âu đã vượt qua suy thoái. Tuy nhiên, chính sách đó đã khiến nợ công của Mỹ và các nước châu Âu tăng vọt, phần lớn đã chạm ngưỡng 100% GDP, vượt xa mức an toàn 60% GDP.

Trước nguy cơ suy thoái hiện nay, một số nhà kinh tế đã kêu gọi Mỹ và châu Âu tung ra những gói kích thích kinh tế mới. Tuy nhiên, do thâm hụt ngân sách nghiêm trọng, Washington khó lòng tung ra những gói kích thích mới. Theo WSJ, tháng 10-2011 Mỹ sẽ phải cắt giảm chi tiêu 900 tỉ USD, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng. Trong khi đó, các nước châu Âu đều đang thắt lưng buộc bụng để tránh nguy cơ vỡ nợ.

Đừng mong chờ vào Trung Quốc

Năm 2008, khi nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái, Trung Quốc đã thông qua gói kích thích kinh tế 586 tỉ USD, thúc đẩy tiêu dùng trong nước, qua đó vực dậy nền kinh tế thế giới. Nhiều chuyên gia đã lên tiếng kêu gọi Bắc Kinh tiếp tục cuộc cứu trợ. “Đã đến lúc Bắc Kinh tuyên bố với toàn thế giới rằng sẽ kích thích nhu cầu trong nước một lần nữa” - Reuters dẫn lời chuyên gia Tang Yunfei thuộc Hãng Founder Securities ở Bắc Kinh. Với dự trữ 3.200 tỉ USD và mức nợ công thấp, Trung Quốc hoàn toàn có thể thúc đẩy tiêu dùng.

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng sẽ khó có khả năng Bắc Kinh tung ra gói kích thích mới. Theo Tân Hoa xã, mới đây Tổng cục Thống kê Trung Quốc thông báo tỉ lệ lạm phát nước này đã tăng lên tới 6,5%, mức cao nhất trong vòng ba năm qua. Nguyên nhân chủ yếu là do giá thực phẩm tăng vọt. Bắc Kinh rất e ngại lạm phát bởi giá cả tăng vọt có thể dẫn đến bạo động xã hội. Hơn nữa, gói kích thích năm 2008 vẫn để lại nhiều hậu quả cho tới tận ngày nay. Khi đó, Bắc Kinh khuyến khích các ngân hàng cho vay ồ ạt đối với các dự án nhà nước như đường sắt, sân bay, đường sá... Hậu quả là hàng loạt chính quyền địa phương ở Trung Quốc ngập trong nợ nần.

“Chúng tôi vẫn đang tiêu hóa sự lộn xộn của gói kích thích năm 2008 - Reuters dẫn lời ông Yu Xuejun, lãnh đạo cơ quan giám sát ngân hàng tỉnh Giang Tô - Việc mong chờ Trung Quốc giải cứu nền kinh tế toàn cầu lần nữa là không thực tế”.

SƠN HÀ // Theo tuổi trẻ

  • IMF dự báo lạm phát Việt Nam vượt 8%
  • UBGSTCQG: Lạm phát và tiền tệ tiếp tục là áp lực trong những tháng cuối năm
  • Cuộc khủng hoảng kinh tế mới sẽ xảy ra vào tháng 9?
  • Cựu Thống đốc kể chuyện giảm lạm phát từ 700% về 5%
  • Lạm phát, đừng nói không đáng lo
  • Lạm phát tháng 7 của Mỹ gấp đôi dự báo
  • Lạm phát Việt Nam cao nhất châu Á, nhì thế giới
  • Lạm phát Việt Nam cao nhất châu Á
  • ANZ: Lạm phát Việt Nam sẽ sớm chạm đỉnh
  • “Lạm phát vẫn có thể bùng phát trở lại”
  • TS Lê Xuân Nghĩa: Lạm phát đạt đỉnh 21-22% trong tháng 7-8 và sẽ hạ xuống 15% vào cuối năm
  • “Bão giá vàng” trong nước đẩy nguy cơ lạm phát leo cao
  • Lạm phát Eurozone vẫn giữ mức 2,7% trong tháng 6
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!