Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bảo hiểm phi nhân thọ: Tín hiệu khả quan

Trong xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường bảo hiểm hiện nay, các công ty bảo hiểm thường dễ bị cuốn vào cuộc đua để giành thị phần cũng như phát triển thương hiệu. Tuy nhiên, những hậu quả nhãn tiền của sự tăng trưởng "nóng" là không ít công ty bảo hiểm đã phải thay đổi định hướng kinh doanh.

Chủ trương được phổ biến và quán triệt đối với hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ hiện nay là: kinh doanh có hiệu quả, nhưng vẫn đảm bảo tăng trưởng doanh thu.

Dù ít nhiều đang bị ảnh hưởng bởi lạm phát nhưng với quyết tâm giảm chi phí, kiểm soát rủi ro…, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ đã có một số tín hiệu khả quan.

Sau một thời gian tái cơ cấu với quyết tâm "giảm cân để sống khỏe hơn", Bảo Minh đã có được kết quả kinh doanh khá khả quan. Tính đến 31/05/2011, doanh thu của Bảo Minh đã vượt tiến độ kế hoạch, chi bồi thường thấp hơn cùng kỳ năm trước về cả số tuyệt đối và số tương đối (bồi thường/doanh thu). Cụ thể, tổng doanh thu đạt 1.075 tỷ đồng, bằng 44,9% kế hoạch cả năm và vượt mức tiến độ kế hoạch bình quân, tăng trưởng 8,5%. Trong đó: doanh thu phí bảo hiểm gốc đạt 994 tỷ đồng, bằng 45,1% kế hoạch, tăng trưởng 7,4%. Doanh thu nhận tái bảo hiểm đạt 81,3 tỷ đồng, bằng 42,8% kế hoạch, tăng trưởng 23,6%. Tổng số tiền đã chi bồi thường là 317 tỷ đồng. Có 56/59 đơn vị có tỷ lệ bồi thường dưới 50% doanh thu. Đại diện Bảo Minh cho biết, nhìn chung, tình hình doanh thu tăng trưởng tốt, tình hình bồi thường không tăng. Nhiều đơn vị đạt thành tích cao trong thực hiện kế hoạch kinh doanh, doanh thu tăng so cùng kỳ năm trước.

Tính đến tháng 5/2011, tổng doanh thu của BIC đạt 389.964 tỷ đồng, tăng 60% so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm đạt 256.055 tỷ đồng, tăng 49% so với cùng kỳ năm ngoái; doanh thu hoạt động đầu tư đạt 97.639 tỷ đồng, tăng 96% so với cùng kỳ năm 2010; tổng lợi nhuận trước thuế đạt 30.851 tỷ đồng…

Tổng doanh thu quý I của PVI đạt 1.400 tỷ đồng, hoàn thành 25,76% kế hoạch năm và đạt 111% kế hoạch quý, tăng trưởng 22,84% so với cùng kỳ năm 2010. Doanh thu bảo hiểm gốc đạt 1.125 tỷ đồng, tăng 25,74% so với cùng kỳ. Doanh thu tái bảo hiểm đạt 136 tỷ đồng, tăng 22,60% so với cùng kỳ. Doanh thu hoạt động tài chính đạt 135 tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2010. Ngoài ra, tỷ lệ bồi thường của PVI trong quý I/2011 là 18,11%, thấp hơn mức bình quân chung của nhóm các doanh nghiệp bảo hiểm hàng đầu Việt Nam (23,11%). Và đặc biệt, trong quý I, năng lực tài chính của PVI đã được tái xếp hạng ở mức B+ (tốt) bởi tổ chức đánh giá năng lực hàng đầu thế giới A.M. Best.

Trong khi đó, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, doanh thu phát sinh, bồi thường, công nợ… đều được cập nhật và quản lý trên chương trình phần mềm nghiệp vụ online. Đây cũng là một trong những bước tiến của Bảo hiểm Viễn Đông nhằm công nghệ hóa hoạt động quản lý, để Ban lãnh đạo Công ty có cái nhìn tổng thể và nhanh chóng nắm mọi thông tin, mọi hoạt động của các đơn vị trực thuộc trên toàn hệ thống, kịp thời có những định hướng thích hợp cho việc phát triển Công ty và phục vụ tốt hơn khách hàng. Sau nỗ lực, kết quả kinh doanh bảo hiểm quý I của Công ty đã có được tín hiệu bước đầu khá khả quan, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm đạt 9,6 tỷ đồng.

Thị trường bảo hiểm nói chung và bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam nói riêng được đánh giá là giàu tiềm năng. Tuy nhiên, năng lực quản trị của các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn là một hạn chế chưa được cải thiện nhiều, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Các chuyên gia trong ngành cho rằng, để đảm bảo được mục tiêu kinh doanh có hiệu quả không phải là điều dễ dàng đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, nhất là đối với các công ty bảo hiểm mới vào thị trường.

Thông thường, lợi nhuận của các công ty bảo hiểm chủ yếu là từ hoạt động đầu tư, từ doanh thu phí bảo hiểm để đi đầu tư. Do đó, để đạt được mục tiêu đã đặt ra, các công ty bảo hiểm đã phải không ngừng nỗ lực, phấn đấu từ các khâu đánh giá rủi ro trong công tác khai thác, tổ chức đấu thầu trong công tác giám định bồi thường để giảm chi phí bồi thường nhưng vẫn đảm bảo bồi thường đúng, đủ, kịp thời cho khách hàng… Và quan trọng hơn, các công ty đều phải hướng đến mục tiêu: có lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.        

(Đầu tư Chứng khoán điện tử)

  • Bảo hiểm Việt phát triển nhanh hàng đầu thế giới
  • Ngân hàng ưu ái trái phiếu chính phủ
  • Ngân hàng vẫn 'đi đêm' với khách gửi tiền
  • NHNN siết chặt việc áp lãi suất huy động và cho vay VND
  • Ngân hàng bắt đầu hạ lãi suất cho vay
  • Những câu hỏi lớn trước giờ G!
  • Tổng thư ký VNBA bác tin có văn bản kiến nghị ngăn giảm tỷ giá
  • JCB đánh giá cao thị trường thẻ tín dụng Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!