Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cả chục ngân hàng nguy cơ 'sập tiệm' nhưng không công bố

Có ít nhất là mươi tổ chức yếu kém, vi phạm, có nguy cơ đổ vỡ". Tuy nhiên, danh sách các ngân hàng này thì không thể công bố.

Phát biểu tại cuộc họp báo về Triển khai thực hiện Nghị Quyết số 01 của Chính phủ mà tâm điểm là Chị thị 01 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới ban hành, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến cho biết, trong nhóm 4 (các ngân hàng không được tăng trưởng tín dung) có ít nhất là mươi tổ chức yếu kém, vi phạm, có nguy cơ đổ vỡ". Tuy nhiên, danh sách các ngân hàng này thì không thể công bố.

Giải thích về việc phân nhóm các ngân hàng để giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, ông Tiến cho biết, có nhiều tiêu chí để phân loại như: về vốn, quản lý điều hành, quản lý rủi ro, tài sản, năng lực người đứng đầu, vi phạm trong các chỉ đạo và quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Trong đó, nhóm 1 là các ngân hàng hoạt động tương đối lành mạnh, an toàn được tăng cỉ tiêu tín dụng với mức cáo nhất. các nhóm khác ở mức thấp hơn dần. Đối với nhóm 4 là các ngân hàng mất khả năng thanh toán, nguy cơ đổ vỡ, đang phải cơ cấu lại sẽ không cho tăng trưởng tín dụng. Các ngân hàng này tập trung thu hồi nợ cụ và cho vay một số khoản mới nhưng không làm tăng tín dụng. 

Tuy nhiên, danh sách này Ngân hàng nhà nước không thể công bố mà sẽ làm việc riêng với từng ngân hàng.

Liên quan đến việc tái cơ cấu, sáp nhập các ngân hàng như Ngân hàng Nhà nước đã từng công bố, ông Tiến khẳng định, mọi việc đang được tiến hành. Tuy nhiên, thời điểm đề ra như trước đây là một mục tiêu để thực hiện còn trong quá trình thực thi còn nhiều việc phải làm.

Theo ông Tiến, tăng trưởng tín dụng được giao cho từng nhóm ngân hàng, nhưng tổng hợp lại thì tăng trưởng tín dụng chung vẫn ở khoảng 15 - 17%. Sau 6 tháng sẽ có rà soát, phân loại và điều chỉnh. Những ngân hàng nào tốt sẽ nới lên và ngân hàng nào xấu có thể sẽ thắt chặt. Cách làm sẽ rất thận trọng nhưng đảm bảo linh hoạt phù hợp với thực tế.

Ông Tiến cũng khẳng định, năm 2012, điều hành của Ngân hàng Nhà nước vẫn sẽ tiếp tục tập trung vốn cho sản xuất, xuất khẩu, DNNVV... không ưu tiên cho các lĩnh vực không khuyến khích (cũng có thể coi là nhóm phi sản xuất như trước đây) như chứng khoán, bất động sản. Tuy nhiên, sẽ có điều chỉnh thích hợp đối với một số nhóm đối tượng ưu tiên phù hợp với các mục tiêu xã hội, tạo việc làm....

Được biết, tỷ trọng cho vay phi sản xuất đến cuối 2011 là 11,3%. Năm 2012, các nhóm không ưu tiên chỉ chiếm tối đa 16% trong tổng tín dụng. 

(Theo VEF)

  • "Dọn dẹp" hệ thống ngân hàng: Thống đốc đang làm như thế nào?
  • PG Bank dồn lực vào mảng bán lẻ
  • Cách nhìn khác về lợi nhuận ngân hàng
  • Thị trường bảo hiểm 2012: Cơ hội trong khó khăn
  • Hé mở lợi nhuận Techcombank
  • “Phải giải quyết thanh khoản ngân hàng trong quý 1/2012”
  • Sẽ xử lý những bất cập trên liên ngân hàng?
  • Tiền trong các ngân hàng còn hay cạn?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!