Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Fed: Doanh nghiệp thu lợi nhiều nhất hành tinh ?

 Ngân hàng Fed New York là kẻ giật dây Fed?

Mullins và Kah khẳng định: bằng cách điều khiến cục dự trữ New York, các ngân hàng lớn quốc tế có thể điều hành cả Cục dự trữ liên bang, và từ đó trực tiếp lái chính sách tiền tệ của New York theo hướng có lợi nhất cho lợi nhuận của họ. “Theo một cách thực tế nhất” Kah nhấn mạnh, “ Ngân hàng dự trữ liên bang tại New York chính là Cục dự trữ của toàn nước Mỹ! Đây chính là đinh chốt cho học thuyết của họ bởi nó đưa ra được cơ chế làm cách nào để các nhà ngân hàng quốc tế có thể thực hiện được âm mưu của họ.

Nhìn lại quyền hành điều phối chính sách tiền tệ của Fed thật sự diễn ra thế nào có thể khiến giả định then chốt trong học thuyết Mullins và Kah bị sai lầm. Cục dự trữ liên bang Mỹ không phải bị điều khiến bởi Fed New York, mà bởi ban điều hành chính phủ và Ủy ban thị trường mở liên bang (FOMC). Ban điều hành gồm bảy thành viên được chỉ định bởi Tổng thống và phê chuẩn bởi Thượng viện. Nó sẽ quyết định lãi suất cơ bản, được biết đến như lãi suất tái chiết khấu cho các khoản vay dành cho các ngân hàng thương mại và các tổ chức tiết kiệm.

Fed cũng đưa ra các phương án tỷ lệ dự trữ bắt buộc và quyết định xem các ngân hàng được giữ lại trong tay bao nhiêu từ các khoản tiền gửi của khách hàng (một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng tạo ra các khỏan vay của ngân hàng), và cũng quyết định xem mỗi một năm ngân hàng cục dự trữ liên bang cung ứng ra một lượng tiền là bao nhiêu (12 USCA 248). FOMC bao gồm các thành viên của Ban điều hành, chủ tịch của Cục dự trữ liên bang và bốn chủ tịch của 4 ngân hàng Fed khác. FOMC đưa ra công thức cho chính sách thị trường mở, quyết định xem ngân hàng Fed có thể giao dịch một khối lượng bao nhiêu trái phiếu chính phủ.

Đây cũng là công cụ thông dụng và hiệu quả nhất trong các chính sách tiền tệ của Fed (12 USCA 263). Điểm mấu chốt ở đây là ngân hàng cục dự trữ liên bang không thể thay đổi đựơc tỷ lệ chiết khấu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, phát hành thêm tiền, hay giao dịch trái phiếu chính phủ mà không có sự phê chuẩn của hoặc ban điều hành hoặc FOMC.

Ngân hàng dự trữ New York thông qua đại diện trực tiếp cố định tại FOMC có nhiều tiếng nói trong việc quyết định chính sách tiền tệ hơn bất kỳ một ngân hàng dự trữ nào khác, nhưng nó vẫn chỉ có một lá phiếu trong số 12 phiếu của FOMC và sẽ không là gì khi phải quyết định lãi suất tái chiết khấu hay tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Nếu như Fed New York muốn điều khiến chính sách đi một đằng, mà Ban điều hành và FOMC lại muốn đi một nẻo, thì Fed New York sẽ không có cơ hội thắng cuộc. Sức mạnh điều hành chính sách tiền tệ của Mỹ được chỉ định công khai bởi ban điều hành chính phủ và FOMC, không phải ngân hàng dự trữ New York hay bất cứ một nhóm tư bản nước ngoài nào.

Mullins cũng đưa ra một luận điểm về Hội đồng cố vấn liên bang (the Council). Đây là một ban gồm có 12 đại diện được chỉ định bởi ban giám đốc mỗi ngân hàng Fed. Hội đồng họp ít nhất 4 lần một năm với các thành viên của ban điều hành Fed để cố vấn cho họ và thảo luận về các vấn đề kinh tế đang diễn ra (12 USCA 261, 262). Ông khẳng định rằng vẫn có thể điều khiển được các quyết định của Ban điều hành chính phủ.

Một lỗi rất lớn mà Mullins đã mắc phải là Hội đồng không hề có phiếu bầu trong những cuộc họp của ban điều hành, và vì vậy không thể nhúng tay trực tiếp vào chính sách tiền tệ. Dù cố gắng bảo vệ quan điểm các thành viên hội đồng cố vấn có khả năng áp đặt ý muốn lên ban điều hành, Mullins cũng không thể đưa ra một bằng chứng nào, kể cả các giai thoại chứng minh. Thêm nữa, giả thuyết về hội đồng cố vấn lại mâu thuẫn với luận điểm chính của ông rằng Cục dự trữ liên bang Mỹ bị thao túng bởi các nhà ngân hàng Châu Âu thông qua sự thao túng tại Fed New York. Nếu là sự thật, thì tại sao họ còn phải cần đến Hội đồng cố vấn?

Kẻ thu lợi?

Gary Kah và Thomas Schauf cũng duy trì quan điểm cho rằng một lượng lớn lợi nhuận của Cục dự trữ bị chuyển cho các ông chủ sở hữu nước ngoài thông qua cổ tức trả cho các cổ đông. Theo báo cáo của Kah “mỗi năm hàng tỷ đôla được chuyển về tài khỏan của các cổ đông hạng A của Cục dự trữ liên bang” (Kah, trang 20). Schauf còn than vãn và hỏi “Khi nào thì lợi nhuận của Cục dự trữ mới bắt đầu chảy vào Kho bạc, giúp dân Mỹ không còn bị dày xéo bởi các khỏan thuế má khổng lồ và không cần thiết?”

Cục dự trữ liên bang chắc chắn kiếm được rất nhiều lợi nhuận. Ví dụ, theo như báo cáo thường niên năm 1995 của ban điều hành, Cục có lợi nhuận ròng tổng cộng 23,9 tỷ. Và nếu nó là một doanh nghiệp đơn lẻ thì có lẽ nó sẽ là một trong những doanh nghiệp kiếm được nhiều lợi nhuận nhất hành tinh. Lợi nhuận này được phân phối như thế nào? Theo một thỏa thuận giữa ban điều hành Chính Phủ và Kho Bạc, gần như tất cả lợi nhuận hàng năm của Fed sẽ được chuyển cho Chính quyền liên bang. Theo đó, phần lớn nhất trị giá 23,4 tỷ tức chiếm 97,9 % trong thu nhập ròng của Cục dự trữ, sẽ được chuyển vào Kho Bạc. Ngân hàng Cục dự trữ giữ 283 triệu đôla, và phần 231 triệu còn lại sẽ được chi trả dưới dạng cổ tức cho các cổ đông.

Con số ít ỏi dưới 1 phần trăm lợi nhuận ròng của Cục dự trữ được chi trả dưới dạng cổ tức, dường như một nhà đầu tư bất kỳ có thể dễ dàng tìm những cách khác sinh lợi nhiều hơn là việc mua cổ phần của Cục dự trữ.

Không có biểu hiện nào chứng tỏ Cục dự trữ liên bang bị sở hữu, dù trực tiếp hay gián tiếp bởi bàn tay ngoại quốc. Hơn nữa nếu như ngân hàng trung ương Mỹ bị kìm kẹp bởi những âm mưu của thế lực bên ngoài, thì hẳn sẽ khó mà ai biết được những thông tin này.

(VietNamNet)

  • Ngân hàng VN 2010 – Chàng Thánh Gióng!
  • Luật thẻ tín dụng mới có thể giúp ích cho các ngân hàng của Mỹ
  • 702 ngân hàng Mỹ bị xếp vào danh sách "đen"
  • Ngân hàng phải phát triển nhanh và bền vững
  • Morgan Stanley sắp bán cổ phần tại ngân hàng Trung Quốc
  • Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Bình Dương: Tổng nguồn vốn đạt trên 5.000 tỷ đồng
  • Sẽ “bán” rủi ro bảo hiểm nông nghiệp cho nước ngoài?
  • Ngân hàng tăng mạnh giá USD mua vào
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!