Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngân hàng nên “chia lửa” với doanh nghiệp

“Ngân hàng cần chia sẻ lợi ích với doanh nghiệp (DN)” - đó là đề xuất hiếm hoi từ một “người trong cuộc”, TS Nguyễn Thị Mùi, thủ trưởng một đơn vị thuộc Ngân hàng CP Công Thương Việt Nam (VietinBank).

Hiếm hoi vì bà Mùi là chuyên gia gần như duy nhất nói ngân hàng nên giảm tỉ suất lợi nhuận xuống để “chia lửa” với DN. “Trước kia được 10 đồng lãi thì bây giờ chỉ nên lấy 3-5 đồng thôi” - bà nói.

Còn với đa số ý kiến nêu công khai, hầu hết đều cho rằng lãi suất cho vay quá cao có lý do từ việc lãi suất huy động (thực) quá cao. Vì thế đích chỉ trích nhắm đến đều là những ngân hàng “âm thầm” lách trần lãi suất huy động 14% (do Ngân hàng Nhà nước đặt ra), xem đó như “thủ phạm” chính khiến nhiều DN vừa và nhỏ không tiếp cận được vốn.

Rõ ràng khi mức lãi suất huy động bị khống chế ở 14%/năm thì cả người dân và DN đều thấy gửi tiền ở ngân hàng không bảo toàn được vốn. Theo tính toán với mức lạm phát bốn tháng đầu năm lên tới gần 10% thì chỉ số CPI bình quân mỗi tháng khoảng 2,5%. Trong khi đó gửi tiền tại ngân hàng dù có được hưởng “lãi suất chui” (như mức 19%/năm) thì mỗi tháng người gửi tiền chỉ có thêm 1,58%, thua xa con số 2,5% nói trên. Điều đó dẫn đến ít người muốn gửi VND vào ngân hàng. Huy động ít, dư nợ tín dụng lại bị kiềm chế tăng dưới 20%, các ngân hàng còn không dám cho vay (nữa là cho vay lãi suất cao). Trong khi đó, kênh huy động vốn từ thị trường cổ phiếu cực kỳ eo hẹp, chứng khoán rẻ như rau thì DN chỉ còn trông chờ vào kênh tín dụng ngân hàng.

Vậy với bài toán “con gà - quả trứng” này, cách “giải” thế nào? Chỉ còn cách ngân hàng nên chia sẻ lợi nhuận như đề xuất của bà Mùi. Những số liệu lợi nhuận “khủng” quý I do các ngân hàng vừa công bố thực sự gây “sốc”. Bà Mùi nói thẳng: “Cắt giảm chi phí và chia sẻ lợi nhuận là điều tối cần thiết trong giai đoạn hiện nay... Các ngân hàng nên hạ tỉ suất lợi nhuận xuống”.

Thật vậy, trong mối quan hệ tương sinh này, DN sống được thì ngân hàng mới sống được. Không nên chỉ o ép người gửi tiền ráng chịu lãi suất thấp hay kêu gọi DN tiết giảm chi phí một cách chung chung, mà chính các ngân hàng cần gương mẫu đi đầu, giống như ý kiến của bà Nguyễn Thị Mùi kêu gọi!

(Pháp luật TPHCM Online)

  • Ngân hàng Nhà nước bơm ròng lượng tiền lớn trên OMO
  • Nhiều chỉ tiêu thống kê tiền tệ được thay đổi
  • Thu phí ATM: Ngân hàng phạm luật
  • Ngân hàng không được huy động bằng VND, đảm bảo bằng USD
  • Sẽ định kỳ công khai dự trữ ngoại hối quốc gia
  • Cá nhân được mua tối thiểu 100 USD/ngày khi ra nước ngoài
  • Tạm ngừng lắp thêm máy ATM
  • Thí điểm bảo hiểm hạn hán cho cây càphê
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!